Nhờ chênh lệch thuế nhập khẩu xăng dầu, 10 thương nhân đầu mối được kiểm toán đã hưởng lợi khoảng hơn 3.375 tỉ đồng.
Kiểm toán Nhà nước vừa chỉ ra những bất ổn trong điều hành, quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu và công tác quản lý, điều hành giá xăng dầu giai đoạn 2015-2016.
Theo đó, năm 2015 và 5 kỳ điều hành đầu tiên năm 2016, liên bộ Công Thương - Tài chính áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi công thương MFN trong điều hành là không phù hợp với thực tế phát sinh tại các đầu mối nhập khẩu, dẫn tới giá cơ sở tăng lên, tạo nên một khoản thặng dư lớn cho các đơn vị đầu mối.
Nhờ chênh lệch này mà10 thương nhân đầu mối được kiểm toán đã hưởng lợi hơn 3.375 tỉ đồng. Năm 2016, từ kỳ điều hành 21.3, giá cơ sở được áp dụng thuế bình quân gia quyền dù có hợp lý hơn, nhưng chỉ mang tính tình thế,vẫn phát sinh chênh lệch thuế nhập khẩu giữa xây dựng và thực tế, vì 10 thương nhân đầu mối,trong năm 2016 vẫn chênh lệch hơn 1.433 tỉ đồng.
Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết qua kiểm toán sổ sách thực tế, riêng mặt hàng dầu diesel các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được hưởng lợi khi thuế nhập xăng từ ASEAN (ATIGA-10%) từ 5-25% trong năm 2015và 0,6-10% năm 2016.
"Đây là nhân tố tác động chính làm giá cơ sở thực tế tại đơn vị thấp hơn so với giá cơ sở do liên bộ điều hành, khiến doanh nghiệp tăng thêm lợi nhuận khoảng 4.800 tỉ đồng. Đơn vị lãi nhiều nhất là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam khoảng 3.000 tỉ đồng. Như vậy, việc áp dụng thuế bình quân gia quyền vẫn chưa đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc, tính minh bạch, rõ ràng trong quy định", Kiểm toán Nhà nước đánh giá.
Theo đó, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, áp dụng thống nhất một mức thuế nhập khẩu xăng dầu phù hợp để thuận lợi trong quản lý, điều hành giá và hạn chế tối đa trốn lậu thuế. Kiểm toán cũng đề nghị Bộ Tài chính xây dựng giá cơ sở để quản lý giá bán lẻ đối với xăng RON 95, tránh tình trạng tăng giá mạnh gây bức xúc dư luận thời gian qua.
Thời gian qua, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cùng giới chuyên gia cũng cho rằng cách tính thuế nhập khẩu bình quân gia quyền đối với mặt hàng xăng dầu hiện nay đang giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối thu lợi lớn mỗi ngày.
Cụ thể, cách tính trên không minh bạch do không ai biết cơ cấu nhập, số lượng nhập cụ thể của các thị trường là bao nhiêu do Bộ Tài chính không công bố con số này. Ngoài ra, cũng không ai biết tính cách nàomà chỉ biết Bộ sẽ đưa ra một con số mà tất cả phải chấp hành.
Để giải quyết những bất cập trong áp thuế nhập khẩu xăng dầu hiện nay, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằngcần thực hiện áp thuế nhập khẩu đồng nhất đối với xăng là 10% theo FTA Việt Nam - Hàn Quốc, 0% đối với các mặt hàng dầu theo quy định của ATIGA và áp mức thuế này vào tính giá cơ sở để điều hành giá bán lẻ xăng dầu.
Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)
Hiệp định ATIGA được ký vào tháng 2.2009 và có hiệu lực từ ngày 17.5.2010, có tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký năm 1992.
ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan.
Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện CEPT/AFTA từ năm 1996 và sau này tiếp tục thực hiện ATIGA
Trong ATIGA, các nước ASEAN dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN ký (các FTA ASEAN+)...
Nguồn: Trung tâm WTO