Tang lễ của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ được tổ chức theo nghi lễ quốc tang. Trong 2 ngày Quốc tang (ngày 26 và 27-9-2018), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang được an táng tại Ninh Bình, lễ viếng từ 26.9

Trí Lâm | 23/09/2018, 15:52

Tang lễ của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ được tổ chức theo nghi lễ quốc tang. Trong 2 ngày Quốc tang (ngày 26 và 27-9-2018), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa ban hành Thông cáo đặc biệt về tang lễ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Theo đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh năm 1956, quê ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh nặng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã từ trần hồi 10 giờ 5 phút ngày 21.9.2018 (tức ngày 12.8 năm Mậu Tuất), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Suốt quá trình hoạt động, công tác, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Để tỏ lòng tưởng nhớ Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ Chủ tịch nước Trần Đại Quang với nghi thức quốc tang.

Linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng Chủ tịch nướcTrần Đại Quang bắt đầu từ 7 giờ 00 phút, ngày 26.9.2018, tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ truy điệu tổ chức vào 7 giờ 30 phút, ngày 27.9.2018 tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng từ 15 giờ 30 phút cùng ngày tại quê hương Chủ tịch nước, xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh và tại Hội trường Uỷ ban Nhân dân huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cũng tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Trong hai ngày Quốc tang (ngày 26 và 27/9/2018), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

Tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh ngày 12.10.1956. Quê quán: Ninh Bình.

Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ.

Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII; Đại biểu Quốc hội khóa XIII

Từ 7.1972-10.1972: Học viên trường Cảnh sát Nhân dân.

Từ 10.1972-10.1975: Học viên Trường Văn hóa Ngoại ngữ Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Từ 10.1975-11.1976: Cán bộ Cục Bảo vệ chính trị I, Bộ Nội vụ.

Từ 12.1978-9.1982: Cán bộ Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ.

Từ 9.1982-6.1987: Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ; học Đại học An ninh (từ 1981-1986).

Từ 6.1987-6.1990: Trưởng phòng Tham mưu, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ; học lý luận cao cấp tại Học viện Nguyễn Ái Quốc (10.1989-4.1991).

Từ 6.1990-9.1996: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh rồi Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tham mưu An ninh, Tổng cục An ninh; học Đại học Luật Hà Nội (1991-1994).

Từ 9.1996-10.2000: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, nghiên cứu sinh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1994-1997).

Từ 10.2000-4.2006: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, Thiếu tướng (2003); được phong hàm phó Giáo sư năm 2003.

Từ 4.2006-1.2011: Trung tướng (4.2007), Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; được phong hàm Giáo sư năm 2009. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ 1.2011-12.2011: Trung tướng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị; đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Công an.

Từ 5.12.2011: được thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an.

Ngày 29.12.2012: Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trao Quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng.

Ngày 2.4.2016: Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

---------------------------------

Danh sách Ban lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang:

1. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Lễ tang.

2. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.

5. Ông Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

6. Ông Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

7. Bà Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

8. Ông Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

9. Bà Tòng Thị Phóng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội.

10. Ông Trương Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ.

11. Ông Phạm Bình Minh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

12. Ông Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ.

13. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

14. Thượng tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công An.

15. Ông Hoàng Trung Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội.

16. Ông Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước.

18. Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

19. Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

20. Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

21. Ông Nguyễn Hoà Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

22. Ông Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

23. Ông Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương.

24. Ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

25. Ông Hoàng Bình Quân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.

26. Ông Lê Minh Trí, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

27. Ông Mai Tiến Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

28. Ông Đào Việt Trung, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.

29. Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

30. Ông Lê Vĩnh Tân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

31. Ông Lê Thành Long, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

32. Ông Bùi Văn Cường, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

33. Ông Thào Xuân Sùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.

34. Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

35. Bà Nguyễn Thị Thanh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình.

36. Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

37. Ông Lê Quốc Phong, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch nước Trần Đại Quang được an táng tại Ninh Bình, lễ viếng từ 26.9