Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành du lịch đứng trước những khó khăn và thử thách, gần như đã đóng băng với ngành du lịch.

Chuyển đổi số hòa nhịp cùng du lịch phát triển, hút khách hạng sang

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 01/04/2022, 21:49

Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành du lịch đứng trước những khó khăn và thử thách, gần như đã đóng băng với ngành du lịch.

Sau đại dịch COVID-19, cụm từ "chuyển đổi số trong ngành du lịch" được nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết với những ứng dụng nhanh chóng của nó. Chuyển đổi số trong ngành du lịch được xem là xu thế tất yếu để đưa lĩnh vực này phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững. Đặc biệt khi ngành du lịch gặp nhiều khó khăn, thử thách và "chuyển đổi số" chính là giải pháp duy nhất, nhanh chóng để phục hồi ngành du lịch nói chung và các đơn vị lữ hành nói riêng.

Ngành du lịch áp dụng chuyển đổi số để thích ứng an toàn

Trong buổi thảo luận tại diễn đàn “Phục hồi du lịch Việt Nam - Định hướng mới, hành động mới” được tổ chức vào ngày 1.4.2022, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT-DL) - ông Đoàn Văn Việt cho biết việc phục hồi cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành du lịch, phục hồi các sản phẩm, dịch vụ du lịch và nguồn nhân lực đòi hỏi nỗ lực, thời gian cũng như sự đầu tư của toàn ngành.

Dịch COVID-19 cũng khiến cho xu hướng, thói quen du lịch thay đổi, các du khách muốn du lịch ở gần nhà và theo nhóm nhỏ. Trong đó, nhu cầu sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch xanh, du lịch sinh thái tăng lên. Đặc biệt, nhu cầu về phục hồi sức khỏe và du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch chữa bệnh sẽ tăng lên trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

z3303991009221_0ebb5a982baeb5c6cd3cce945650bd37.jpg
Vẻ đẹp hùng vĩ của đất nước hình chữ S được thiên nhiên ban tặng là lợi thế lớn của ngành du lịch

Hiện nay ngành du lịch đang đặt mục tiêu trở thành ngành kinh tế xanh và từng bước chuyển thành ngành kinh tế số. "Hiện nay, những thủ tục chồng chéo trong quy định đón khách chính là cản trở trong tiến trình đón khách du lịch vào Việt Nam. Và thời gian qua ngành du lịch đã có nhiều ứng dụng được sử dụng để quảng bá và bán sản phẩm du lịch, tăng trải nghiệm của khách du lịch đối với các sản phẩm, dịch vụ và điểm đến du lịch như công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) nhằm giúp khách hàng trải nghiệm các điểm đến trước chuyến du lịch.

Trong bối cảnh dịch bệnh, các công nghệ này càng được các doanh nghiệp du lịch sử dụng nhiều hơn để thúc đẩy nhu cầu và bán sản phẩm trực tuyến.

Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo (AI), Robot, các dịch vụ không chạm cũng được sử dụng triệt để trong việc quản lý và phục vụ khách hàng của doanh nghiệp. Một số cơ quan quản lý du lịch cũng đang tận dụng các ưu thế của công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý du lịch, tạo ra các ứng dụng di động về du lịch an toàn, về hộ chiếu vắc xin điện tử... Chính vì thế ngành du lịch hy vọng việc chuyển đổi số sẽ góp phần thúc đẩy cho ngành dịch vụ du lịch thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa khi tới Việt Nam. Ngành du lịch sẽ thích ứng một cách an toàn khi sử dụng các ứng dụng của chuyển đổi số" - ông Nguyễn Trùng Khánh – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng nhấn mạnh.

z3303991940483_e56a1bb9cd3cbf2d8ccd4b837fbca011.jpg
Hàng loạt các chương trình kích cầu để du lịch Việt Nam "cất cánh"

Trong khi đó, với các chuyên gia phân tích thì cho rằng trong giai đoạn bình thường mới, các doanh nghiệp thích ứng linh hoạt, tạo ra các sản phẩm sáng tạo, tăng tính trải nghiệm mới thu hút được khách du lịch. Dù sau dịch, tất cả đều xuất phát từ con số 0 nhưng đơn vị nào biết tận dụng thời cơ, biến thách thức thành cơ hội sẽ đạt được thành công thời gian tới.

Có thể nói, đối với Việt Nam, 2 năm vừa qua là những năm khó khăn nhất đối với ngành du lịch. Việc Việt Nam công bố mở cửa lại du lịch từ 15.3 đã mang đến làn gió mới cho ngành du lịch. Từ thực tế trong nước và thế giới có thể nhận định một số xu hướng du lịch thời gian tới. Thực tế Việt Nam đang sở hữu tài nguyên du lịch vô cùng quý giá, có sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách nước ngoài. Hai năm liên tiếp 2019 và 2020, Tổ chức giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards-WTA) vinh danh Việt Nam là "Điểm đến di sản hàng đầu thế giới" - đó là lợi thế cạnh tranh rất lớn. 

Định hình xu thế du lịch mới: Chuyển đổi số, du lịch hạng sang

Theo số liệu Tổng cục thống kê công bố ngày 29.3 cho thấy khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3.2022 tăng 41,4% so với tháng trước và gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Từ tháng 1.2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 91.000 lượt người, tăng 89,1% so với cùng kỳ năm trước. Có được điều này, không thể không kể đến việc Việt Nam đã có những sản phẩm du lịch cao cấp, hấp dẫn, từ những chủ đầu tư hàng đầu, làm du lịch theo cách sáng tạo, sang trọng và đẳng cấp. Bên cạnh đó là sự thay đổi vượt bậc về diện mạo hạ tầng cơ sở, sự cởi mở về chính sách visa… Những điều này đang giúp Việt Nam dần thoát khỏi hình ảnh “điểm đến giá rẻ” của thế giới.

z3303991697860_857629519ed7213a52a5571abf752164.jpg
Du lịch hạng sang hay du lịch thiên hướng về thiên nhiên đang được nhiều du khách yêu thích, lựa chọn

Ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng trong 2 năm qua, khi đóng cửa du lịch đã kéo theo nhiều ngành nghề cũng như nhiều địa phương không thể hoạt động được do có nhiều sự liên quan với nhau. Do vậy, khôi phục nhanh ngành du lịch không chỉ là yêu cầu cấp bách của hơn 40.000 doanh nghiệp và trên 2 triệu lao động du lịch, mà còn là yêu cầu cấp bách của hàng triệu người dân và hàng chục ngàn cơ sở dịch vụ trong cả nước sống dựa vào ngành du lịch.

Hiện nay, hàng loạt chương trình kích cầu của doanh nghiệp, ở mức độ cấp tỉnh, cấp vùng và cấp quốc gia đã được triển khai kịp thời, nhanh chóng trong hai năm qua, thể hiện sự năng động của ngành du lịch. Đặc biệt ở các khu du lịch hạng sang đã áp dụng các công nghệ số, công nghệ điện tử tạo ra sự thuận lợi nhất cho người dân khi đi du lịch hoặc đón khách quốc tế.

pham-ha.jpg
CEO Phạm Hà - đơn vị lữ hành chuyên đón khách du lịch quốc tế hạng sang

Trong khi đó, đại diện của công ty du lịch Lux Group - ông Phạm Hà cho biết khi ngành du lịch áp dụng công nghệ số, đơn vị đã thực hiện việc quản lý dữ liệu, tăng trải nghiệm khách hàng và giảm chi phí khi đứng trước đại dịch COVID-19. Nhờ áp dụng công nghệ số mà nhân viên có thể làm việc từ bất kỳ đâu, các tours đều được đưa lên hệ thống, khách hàng khi đặt dịch vụ cao cấp đều được cá nhân hoá và từng điểm chạm được thoả mãn khách. 

"Đặc biệt khi khách hàng trải nghiệm với các dịch vụ du lịch hạng sang như đi du thuyền hay thủy phi cơ đều có thể kết hợp giữa đầu nhận khách hàng và đầu chăm sóc khách khi tới nơi ở Hạ Long để chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Đơn vị đã đã để cho khách hàng hầu như ít va chạm vào các vật thể bên ngoài và chỉ chạm vào các thiết bị số thông minh khi cần thiết. Đó là các ứng dụng chuyển đổi số đã mang lại sự thỏa mãn của khách hàng. Tuy nhiên các công ty du lịch hay lữ hành đầu gặp chung một khó khăn đó là thiếu nhân lực và nhân lực thông minh có kỹ năng công nghệ ngoài năng lực thể hiện bằng thái độ, các kỹ năng và hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ. Chuyển đổi số trong du lịch là xu thế mới và tất nhiên, không đơn vị lữ hành nào có thể khoanh tay đứng nhìn mà không thực hiện, áp dụng theo để thay đổi tốt hơn" - ông Phạm Hà trao đổi.

Như vậy, chuyển đổi số hay nói cách khác là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong trong phát triển du lịch là một trong những yếu tố sống còn, buộc Chính phủ và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải lưu tâm, nếu không muốn bị tụt hậu, thậm chí xóa sổ khỏi thị trường du lịch. Các công nghệ mới được áp dụng như một phần cốt lõi của các sản phẩm tour ảo như ảnh 360, video 360, ảnh Panorama (toàn cảnh), ảnh Flycam (ảnh chụp từ trên cao)... Những tour du lịch thực tế ảo này đã giúp cho du khách phần nào thỏa mãn “cơn khát” đi du lịch, đồng thời có thể hiểu rõ hơn về địa điểm sắp tham quan và kích thích được cảm hứng cho chuyến du lịch của mình.

Chuyển đổi số trong du lịch: Bước chạy đà quan trọng để tăng trưởng trở lại

Bài liên quan
Đồng Nai: Chuyển đổi số ngành y tế hướng đến sự phục vụ người dân
Sáng 25.4, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội thảo Chuyển đổi số ngành y tế Đồng Nai lần thứ nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyển đổi số hòa nhịp cùng du lịch phát triển, hút khách hạng sang