Bình quân người Việt chỉ đọc 0.8 đầu sách/mỗi năm, vậy mà có nhiều đứa trẻ ở một số huyện nghèo - nơi mà những cửa hàng văn hóa phẩm chỉ bán sách giáo khao, lại có cơ hội đọc 16 đầu sách chỉ trong vòng một tháng…

Chuyện những người đi gieo bồ công anh

First News – Trí Việt | 31/12/2018, 16:17

Bình quân người Việt chỉ đọc 0.8 đầu sách/mỗi năm, vậy mà có nhiều đứa trẻ ở một số huyện nghèo - nơi mà những cửa hàng văn hóa phẩm chỉ bán sách giáo khao, lại có cơ hội đọc 16 đầu sách chỉ trong vòng một tháng…

Chiều 29.12, chương trình Tủ sách Nhân ái đã đến huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi để trao tặng 120 tủ sách cho 30 trường tiểu học, trung học trên địa bàn, khép lại hành trình gieo chữ của chương trình trong năm 2018.

Giải cơn “khát sách” ở các huyện nghèo

Chỉ mới ra đời từ tháng 1.2017 nhưng Tủ sách Nhân ái đã trải qua một chặng đường dài dọc 80 huyện nghèo để đưa hơn 200.000 đầu sách đến với các em học sinh, tù nhân, người lao động trên cả nước. Đối với ngành xuất bản, đó chỉ là một số sách rất nhỏ trong tổng lượng sách được in mỗi năm, thế nhưng, đối với những đứa trẻ được cầm trên tay cuốn sách mới, số sách ấy đủ để khơi niềm hi vọng của chúng vào tương lai.

“Chúng tôi xây dựng Tủ sách Nhân áivới ba mục tiêu chính: Huy động - trao tặng sách; khơi gợi tinh thần đọc sách của người Việt qua hoạt động mời diễn giả, giáo viên nói về sách, chia sẻ cuộc đời họ, phân tích phương pháp đọc sách hiệu quả; lan tỏa lòng nhân ái.” – Ông Nguyễn Anh Tuấn, thành viên sáng lập Tủ sách Nhân ái chia sẻ.

KhiTủsách Nhân áivừa ra mắt, các thành viên của chương trình phải đôn đáo khắp nơi liên hệ với các trường để tặng sách. Một thời gian sau,Tủ sách Nhân áiđược nhiều nơi biết đến và các địa phương, trường học cũng chủ động liên hệ với chương trình để mang sách về cho các em học sinh.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, nhu cầu sách ở các huyện vùng sâu vùng xa rất lớn, có nơi Tủ sách Nhân áitrao hằng trăm đầu sách nhưng đến khi chương trình quay trở lại để khảo sát thì các em đã đọc hết. Có trường hợp, khi kiểm tra lại sổ theo dõi mượn sách đặt ở các trường, nhóm phát hiện có em học sinh đọc một tháng đến 16 cuốn sách và nhiều em khác cũng đọc 4-5 cuốn mỗi tháng. Chính vì vậy, các thành viên Tủ sách Nhân ái đã liên tục cập nhật tình hình sách ở các địa phương để tiếp tục mang tri thức đến cho những vùng “khát sách”. Ông Tuấn cũng cho biết ngày 5.1.2019 tới đây, Tủ sách Nhân ái sẽ có buổi gặp gỡ với lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Phú Quốc để mở rộng chương trình tặng sách ở nơi này.

Lòng nhân ái đằng sau những kệ sách

Trò chuyện với chúng tôi, ông Tuấn nhớ về câu chuyện của cô Phạm Thị Trinh, hiệu trưởng trường Đông Hòa B (tỉnh Bình Dương). Khi Tủ sách Nhân ái đến nơi này để tặng sách, cô Trinh đã cảm mến tấm lòng của các thành viên và cũng từ ấy, cô đi theo chương trình để mang sách đến tặng cho những em nhỏ với những chuyến đi xa xôi đến tận mảnh đất Thừa Thiên hay ra xuyên suốt Hà Tĩnh. “Nhiều thành viên của Tủ sách Nhân áiđã đến với chương trình như vậy, chúng tôi không chỉ trao tặng sách, chúng tôi thấy mình giống những kẻ làm vườn, gieo bồ công anh ở nơi này, chờ ngày đơm hoa để tự tỏa đi các vùng đất khác, mang tình nhân ái, niềm hi vọng đến cho những ai cần sách”.

Mặc dù luôn cập nhật các đầu sách mới nhất để trao tặng, các thành viên Tủ sách Nhân ái vẫn nỗ lực kiểm tra, rà soát nội dung sách trước khi thực hiện chương trình để đảm bảo sách phù hợp với đối tượng được nhận. Nếu những cuốn sách bồi dưỡng trí thông minh, tình yêu thương như Phát triển toàn diện giác quan IQ, Bé học lễ giáo… được chọn cho các em học sinh thì những tập sách đi sâu vào bản ngã, đánh thức tình yêu cuộc đời như Đi tìm lẽ sống, Hành trình về phương Đông… lại được nhóm tặng cho những tù nhân với mong ước họ tìm lại được giá trị cuộc sống.

Cùng hàng loạt tổ chức trao tặng sách hiện nay ở như Sách chuyền tay, Sách và Hành động, Hello Books… chương trình Tủ sách Nhân áikhông chỉ góp phần tiếp bước cho các em học sinh mà còn nỗ lực trao niềm hi vọng, tình yêu thương cho những tù nhân và người dân ở nhiều địa phương nghèo.

First News – Trí Việt
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện những người đi gieo bồ công anh