“Họ mang camera tới mộ của anh Công Phượng (Nguyễn Công Khoa) để quay nhưng mà rất tiếc rằng cái bia đâu mất rồi...". Thông tin do BLV Nguyễn Nguyên (lúc Chuyển động 24h của VTV điều tra tuổi thật của Công Phượng) trong chương trình trên kênh BTV10 khiến dân mang dậy sóng. Clip về vụ việc này dưới tiêu đề Tiết lộ sốc về người anh đã mất của Công Phượng lan truyền nhanh trên mạng xã hội và tạo nên làn sóng phẫn nộ.
Thế nhưng, nhiều người dân Nghệ An biết rõ rằng trẻ con ở xứ Nghệ mất sớm sẽ không có bia mộ và chuyện cha mẹ Công Phượng giấu bia mộ Công Khoa là không hề có.
“Anh Công Phượng mất lúc còn chưa đầy 12 tuổi. Ở quê người ta chôn thậm chí không làm đám ma, không lắp bia mộ. Suy đoán vô tội vạ đấy”, bạn Sun Bj khẳng định.
Bạn Hoang Luong chia sẻ: “Dân Quê choa làm gì có tiền mà xây mộ chí. Nơi được cho là dân cá gỗ, chó ăn đá gà ăn sỏi, lớn lên thi nhau bỏ quê mà đi. Chỉ có một số gia đình sau này con cháu đi xa làm ăn kha giả hơn mới góp tiền về quê làm lại mộ chí cho tổ tiên ông bà, cha mẹ, anh em... Nếu ai chưa hiểu hoặc không hiểu về cái nghèo của dân xứ Nghệ ngày xưa thì xin miễn bàn luận. Cha mẹ quần quật suốt ngay lo miếng ăn từng bữa còn chuyện sai sinh, khai tử, bia mộ... là chuyện nhỏ”.
Ý kiến của bạn Bùi An Sơn: “Quê tôi cách nhà Công Phượng khoảng 20km, cùng chung 1 huyện Đô Lương. Vùng đất này khi có người chết, mai táng ở nghĩa địa làng, phân theo từng chi họ. Vì thế, khu mộ của ai, người trong gia đình, họ hàng, làng xóm đều biết, không cần phải bia mộ. Ông bà nội ngoại của tôi mai táng, mộ cũng không làm bia. Chỉ có ở thành phố, mộ nhiều, xây chung 1 kiểu nên mới phải dựng bia. Điều đó chứng tỏ những người này không hiểu phong tục, tập quán nên áp đặt một cách cứng nhắc phương pháp tác nghiệp. Tìm bia mộ một người đã mất để xác định tuổi một người đang sống là cách làm vô nghĩa đối với vùng quê Đô Lương”.
“Xin nói với các bác rằng có một số vùng sâu vùng xa như quê tôi, tất cả mọi người trong xã trong làng khi họ mất đi thì đất nhà ai hay trong họ nào thì đi chôn chung trong 1 bãi, chứ không có nghĩa địa hoành tráng như thành phố các bác đâu nhé. Và đặc biệt không có bia mộ, còn tên tuổi của người đã mất thì được người thân họ hàng ghi chép vào gia phả nhé. Nếu các bác không tin thử về huyện Chiêm hóa của tỉnh Tuyên Quang mà xem. Có cả ngàn mộ không có bia mộ”, bạn Hoài Bão chia sẻ.
>>Bố nhét ống hút ma túy đá vào miệng con nhỏ gây phẫn
>>Cô giáo xinh xắn hát hay làm sinh viên thích mê
P.V