Việt Nam đang tham vấn người dân và các cơ quan chuyên môn về Bộ luật dân sự sửa đổi. Đây là một hoạt động chính trị quan trọng, tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác lập pháp. Trong nhiều nội dung mới, cộng đồng LGBT đặc biệt quan tâm đến điều 40 về quyền xác định lại giới tính. Theo bản thảo hiện tại có hai phương án để lựa chọn. Theo phương án 1 thì 'nhà nước không thừa nhận việc chuyển giới', còn phương án 2 thì mở hơn, quy định 'trong trường hợp đặc biệt, việc chuyển giới phải đ

Cơ hội nào cho người chuyển giới trong Bộ luật dân sự (sửa đổi)?

Một Thế Giới | 16/04/2015, 00:00

Việt Nam đang tham vấn người dân và các cơ quan chuyên môn về Bộ luật dân sự sửa đổi. Đây là một hoạt động chính trị quan trọng, tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác lập pháp. Trong nhiều nội dung mới, cộng đồng LGBT đặc biệt quan tâm đến điều 40 về quyền xác định lại giới tính. Theo bản thảo hiện tại có hai phương án để lựa chọn. Theo phương án 1 thì 'nhà nước không thừa nhận việc chuyển giới', còn phương án 2 thì mở hơn, quy định 'trong trường hợp đặc biệt, việc chuyển giới phải đ

Hiện tại văn bản pháp luật duy nhất có liên quan đến chuyển giới là nghị định 88/2008/NĐ-CP, trong đó nói rõ “việc xác định lại giới tính được thực hiện đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác”. Nghị định cũng cấm xác định lại giới tính cho những người đã có “giới tính hoàn thiện”, có nghĩa cấm những người chuyển giới được chuyển đổi giới tính. 
Như vậy, nếu phương án 1 của dự thảo hiện tại được lựa chọn, thì nhà nước sẽ không cấm người chuyển giới phẫu thuật thay đổi giới tính, nhưng lại không thừa nhận. Điều này cũng giống như Luật hôn nhân và gia đình bỏ điều cấm kết hôn cùng giới nhưng vẫn chưa thừa nhận, dẫn đến việc cặp đôi đồng tính không thể đăng ký kết hôn với chính quyền. Nếu vậy, những khó khăn của người chuyển giới vẫn không được giải quyết. Họ vẫn không thể thực hiện việc chuyển giới ở Việt Nam, không có dịch vụ chăm sóc y tế liên quan đến việc chuyển giới, và vẫn chưa được thay đổi họ tên, giới tính trên giấy tờ. 
Nguoi chuyen gioi, quyen LGBT, chuyen doi gioi tinh
 Hội thảo ra mắt Dự án nâng cao năng lực người chuyển giới tại TP. HCM
Nếu phương án 2 được lựa chọn, một vấn đề đặt ra là định nghĩa của “trong trường hợp đặc biệt” là gì. Nếu không được định nghĩa rõ ràng thì người chuyển giới cũng khó thực hiện được việc chuyển đổi giới tính ở Việt Nam. Một người chuyển giới có cơ thể bình thường, dù có khát khao được chuyển đổi giới tính, thì cơ quan chức năng vẫn có thể coi họ không thuộc “trường hợp đặc biệt”. Bên cạnh đó, “cơ quan có thẩm quyền” cũng cần phải được xác định rõ ràng, có thể là các chuyên gia tâm lý, hoặc các cơ sở y tế có chuyên môn. 
Như vậy, dường như dự thảo hiện tại vẫn chưa đủ đột phá để bảo vệ quyền của người chuyển giới. Có nhiều lý do được viện dẫn cho việc này, chủ yếu là coi chuyển giới là trái tự nhiên, hoặc sợ chuyển giới thành phong trào gây hậu quả về sức khỏe và quản lý xã hội. 
Trên thế giới, chuyển giới đã được loại ra khỏi danh sách bệnh tâm thần (DSM-5) và chỉ còn coi là tình trạng không hài lòng với giới tính sinh học của mình. “Trái tự nhiên” hay không tùy thuộc vào cách hiểu thế nào là “tự nhiên” của mỗi người, nhưng hạnh phúc là chính mình thì là quyền của người chuyển giới. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc của người chuyển giới, nhiều quốc gia đã cho phép chuyển đổi giới tính để người chuyển giới được sống thật là mình.
Để đảm bảo “phong trào chuyển giới” không diễn ra như e ngại của nhiều người (dù trên thực tế không ai lại bỏ ra hàng trăm triệu và chịu đau đớn do phẫu thuật chỉ vì theo phong trào), pháp luật có thể học kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới xây dựng một quy trình tư vấn tâm lý và pháp lý giúp người chuyển giới hiểu bản thân và chuẩn bị cho cuộc sống với giới tính mới của họ. Ví dụ, người chuyển giới cần được tư vấn về tâm lý để họ thực sự xác định đúng nhu cầu chuyển giới của mình, có thời gian sống thử với giới tính mong muốn trước khi được kê đơn sử dụng hóc môn. Sau đó, dịch vụ phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu mới được cung cấp và thực hiện nếu các điều kiện được thỏa mãn. 
Nguoi chuyen gioi, quyen LGBT, chuyen doi gioi tinh
Như vậy, nhu cầu chuyển đổi giới tính là có thật và phổ biến trong cộng đồng khoảng 100,000 người chuyển giới ở Việt Nam. Nhiều người trong số họ đã thực hiện phẫu thuật ở nước ngoài, đặc biệt ở Thái Lan. Nhiều người đang tự tiêm hóc môn, silicon, và thậm chí phẫu thuật chui. Do không được tư vấn, chăm sóc y tế, nên nhiều người bị ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe, thậm chí tính mạng. Sau khi thay đổi ngoại hình, do không thay đổi được họ tên và giới tính, họ gặp vô vàn khó khăn trong các giao dịch dân sự.
Chính vì vậy, Bộ luật dân sự sửa đổi nên thừa nhận quyền thay đổi giới tính của người chuyển giới. Luật chỉ cần quy định “cá nhân là người thành niên có quyền chuyển giới theo quy định của pháp luật”. Từ đó, giao cho chính phủ phát triển một nghị định riêng cho việc chuyển giới, đảm bảo quy trình tư vấn tâm lý, pháp lý và dịch vụ y tế tốt nhất cho người chuyển giới. 
Thừa nhận việc chuyển giới ngoài việc bảo vệ quyền được là chính mình của người chuyển giới, còn đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe của họ. Bên cạnh đó, nó cũng giúp giải quyết nhiều vấn đề xã hội như giảm định kiến kỳ thị với người chuyển giới, giảm các tệ nạn xã hội do người chuyển giới bị đẩy ra ngoài đường phạm phải, đồng thời mở ra một dịch vụ y tế cho ngành y tế Việt Nam. 
Theo Diễn Ngôn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
3 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cơ hội nào cho người chuyển giới trong Bộ luật dân sự (sửa đổi)?