Sáng 2.5, tại TP.Cần Thơ, Văn phòng Điều phối nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức Hội thảo "Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo".
Thị trường và chính sách

‘Cò’ lúa gạo đang gây ảnh hưởng đến nông dân

Văn Kim Khanh 17:47 02/05/2024

Sáng 2.5, tại TP.Cần Thơ, Văn phòng Điều phối nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức Hội thảo "Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo".

Vai trò của thương lái trong việc thu mua, cung ứng lúa gạo xuất khẩu

tung-6.jpg
Phó cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng phát biểu khai mạc hội thảo - Ảnh: Văn Kim Khanh

Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), cho rằng cách nay 20 năm, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã có một cuộc khảo sát với 25.000 thương lái ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) kết nối tiêu thụ 24 triệu tấn lúa/năm, nhưng sau đó vấn đề này bỏ ngỏ cho tới bây giờ. Hội thảo sẽ mổ xẻ về các vấn đề vai trò của thương lái trong việc thu mua, cung ứng lúa gạo xuất khẩu, kể cả những tiêu cực trong hệ thống thương lái của chuỗi ngành hàng lúa gạo cũng được đưa ra bàn bạc.

Cũng theo ông Lê Thanh Tùng, chuỗi ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL bao gồm các nhân tố liên kết trực tiếp và các nhân tố gián tiếp tác động thông qua chính sách, tiến bộ về khoa học kỹ thuật, vốn... Các nhân tố liên kết trực tiếp gồm: Nông dân –HTX – Thương lái – Doanh nghiệp – Nhà phân phối/tiêu thụ. Tổng sản lượng lúa hàng vụ (người nông dân sản xuất) sẽ phân phối trực tiếp vào các kênh tiêu thụ

Tại hội thảo, ông Trần Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, cho biết: “Thương lái là lực lượng có đầy đủ thông tin về thời điểm chính xác thu hoạch lúa, biết đội ngũ máy gặt đập liên hợp, ghe thu hoạch lúa và đặc biệt là lịch mở, đóng cống thủy lợi để thuận lợi vận chuyển lúa... Nhìn chung, họ có nguồn lực mạnh về ghe, máy gặt đập liên hợp và nguồn lực tài chính làm dịch vụ cho doanh nghiệp rất tốt”.

tung-2.jpg
Ông Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng lúa gạo phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Văn Kim Khanh

Cũng theo ông Trần Minh Hải, qua khảo sát có hơn 60% doanh nghiệp thích mua lúa qua thương lái hơn là với hợp tác xã vì thương lái nhanh nhẹn, làm đúng ý của doanh nghiệp hơn. Vì vậy phối hợp tốt với thương lái tích cực sẽ giúp ích trong chuỗi giá trị lúa gạo.

Tuy nhiên, ông Hải cũng nêu bên cạnh những thương lái tốt, cũng có một số thương lái chưa tốt. Họ dùng một số cách thức để o ép, gây thiệt hại cho người nông dân.

Những tiêu cực từ thương lái; nhiều loại "cò" trong nông nghiệp đã xuất hiện

Bên cạnh những mặt tích cực mà thương lái mang lại thì vẫn có những hoạt động chưa tốt, gây ảnh hưởng đến giá trị lúa gạo của người nông dân.

Cách thức làm việc của thương lái như sau: thương lái đưa hợp đồng soạn sẵn, nông dân chỉ cần điền số căn cước công dân, địa chỉ, diện tích thu hoạch và đưa vào điều khoản đặt cọc. Tuy nhiên, đến thời điểm thu hoạch nếu nông dân không thực hiện theo hợp đồng thì bồi thường gấp 2, 3 lần tiền cọc.

Ngoài ra, thương lái yêu cầu dùng máy gặt đập liên hợp do họ cung cấp nên giá cao.

Nông dân thấy thuận lợi nhưng thực ra đang phải chịu giá cao hơn, bên máy gặt đập sẽ chiết khấu cho thương lái nên dù bán được hay không cho thương lái thì họ cũng lời.

Khi giá lúa biến động bất lợi họ dùng chiêu trò để đưa thiệt hại về phía nông dân.

tung-4.jpg
Bà Trần Thu Hà, Giám đốc Dự án TRVC, Tổ chức phát triển Hà Lan - Ảnh: V.K.K

Cũng tại hội thảo, bà Trần Thu Hà, Giám đốc dự án TRVC - Tổ chức phát triển Hà Lan đánh giá cao những cố gắng của Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Để hạn chế những thiệt hại cho nông dân, bà đề nghị các địa phương trong vùng ĐBSCL đẩy mạnh sàn giao dịch bán lúa, kết nối người mua và người bán. Trong sản xuất và cung ứng lúa gạo cũng cần chú ý đến những chính sách có tính ưu đãi, hỗ trợ người phụ nữ.

Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Trần Thanh Nam đánh giá cao những đóng góp tốt của thương lái tích cực trong phân phối cung ứng ngành hàng lúa gạo. Ông Nam cho rằng hội thảo là cơ sở để Bộ NN-PTNT điều chỉnh những chính sách thiết thực hơn cho chuỗi cung ứng và gia tăng giá trị của ngành hàng lúa gạo. Hiện nay, trong hoạt động sản xuất lúa gạo đã xuất hiện "cò lúa gạo". Những cò lúa gạo này có hoạt động gây ảnh hưởng đến người nông dân.

Cò lúa gạo rất đa dạng gồm cò lúa giống, cò bán buôn lúa gạo, cò máy cày, máy gặt đập và cò máy bay nông nghiệp... Tuy nhiên, làm gì để phát huy tích cực của lực lượng này, hướng họ đến những hoạt động tích cực cho ngành hàng lua gạo và hạn chế những tiêu cực, có hại cho nông dân. Đó là một trong những vấn đề của hội thảo lần này.

Cuối cùng, Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Trần Thanh Nam cho biết thông qua hội thảo cùng với một số thăm dò, nắm tình hình về chuỗi cung ứng lúa gạo, Bộ NN-PTNT sẽ có điều chỉnh chính sách trong chuỗi cung ứng lúa gạo trong thời gian tới.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam phát biểu tại hội thảo - Clip: Văn Kim Khanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5 - 6%
Còn nhiều thách thức đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, theo đó VEPR thận trọng đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt trong khoảng từ 5,5 - 6% trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Cò’ lúa gạo đang gây ảnh hưởng đến nông dân