Chiều 6.7, tại phần thảo luận tổ trong kỳ họp HĐND TP.HCM khóa X, có đại biểu đã nêu ý kiến về việc lừa đảo qua mạng đang tăng, gây bức xúc và thiệt hại cho người dân.

Công an TP.HCM cảnh báo chiêu trò lừa đảo qua ứng dụng điện thoại

Tú Viên | 06/07/2022, 18:47

Chiều 6.7, tại phần thảo luận tổ trong kỳ họp HĐND TP.HCM khóa X, có đại biểu đã nêu ý kiến về việc lừa đảo qua mạng đang tăng, gây bức xúc và thiệt hại cho người dân.

Ông Đinh Thanh Nhàn, Phó giám đốc Công an TP.HCM cho biết 6 tháng đầu năm xảy ra 1.901 vụ, giảm được 363 vụ so với cùng kỳ, trong đó công an phá 1.442 vụ án, bắt 2.305 đối tượng. Đối với tội phạm lừa đảo, xảy ra 177 vụ, có 50 đối tượng đã bị bắt.

Theo Phó giám đốc Công an TP.HCM, thời gian gần đây tội phạm lừa đảo qua mạng diễn biến tương đối phức tạp, trong đó có việc giả danh cơ quan tố tụng. Ngoài ra, tội phạm còn dùng thủ đoạn như thông báo gửi quà biếu và yêu cầu chuyển tiền; lừa đảo qua hoạt động kinh doanh tiền ảo...

photo1633998123892-16339981239971568236252.jpeg

App cho vay tiền "nóng" với nhiều thủ tục đơn giản, nhanh gọn lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Bên cạnh đó, có rất nhiều ứng dụng cho vay tiền online rất đơn giản như người vay chỉ cần chụp hình ảnh CCCD hay CMND là có thể được giải quyết, giải ngân một cách nhanh chóng. Vì vậy, các đối tượng xấu thường tìm cách lấy thông tin cá nhân của người khác, sau đó chụp ảnh và gửi vào những ứng dụng này để vay tiền nhằm chiếm đoạt.

Về tình trạng vay tiền trên các app online, cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, không chia sẻ hình ảnh CMND và CCCD lên mạng xã hội, không cho các đối tượng chụp ảnh CMND và CCCD, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan công an gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời nếu xuất hiện tình trạng này.

Ngoài ra, có rất nhiều đối tượng là người nước ngoài tạo nên các sàn ảo để kêu gọi người dân đầu tư. Mới đầu thấy có lời, tiền trong tài khoản tăng lên người dân tiếp tục đầu tư, nhưng sau đó các đối tượng đánh sập sàn ảo để chiếm đoạt tiền. Cùng với đó là chiêu trò tội phạm gọi điện thoại cho người dân nói gửi những món quà rất lớn và yêu cầu người dân gửi tiền để đóng thuế hải quan...

Thiếu tướng Đinh Thanh Nhàn khẳng định cơ quan tiến hành tố tụng không mời người dân bằng điện thoại, không yêu cầu người dân chuyển tiền qua các tài khoản bằng điện thoại, không yêu cầu người dân phải cung cấp số tài khoản của mình bằng điện thoại…

Phó giám đốc Công an TP.HCM cũng đề nghị người dân khi có những cuộc điện thoại gọi đến nói rằng cơ quan công an mời làm việc, yêu cầu chuyển tiền, cung cấp số tài khoản… thì phải tắt điện thoại và báo cho cơ quan công an nơi gần nhất, hoặc qua đường dây nóng của các cơ quan chức năng.

Ông Nhàn đề nghị các cơ quan truyền thông tuyên truyền cho người dân biết để phòng ngừa, không bị lừa mất tài sản.

Theo luật sư Trần Văn Hậu, Đoàn Luật sư TP.HCM, hiện tượng người không vay tiền nhưng vẫn bị các app đòi nợ không hiếm gặp. Bằng nhiều thủ đoạn, đặc biệt là gọi điện khủng bố, các app này liên tục làm phiền các nạn nhân.

Theo quy định tại điểm g Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, khi sử dụng điện thoại để đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, các app cho vay tiền có thể bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

Cũng theo luật sư Hậu, nạn nhân có thể thực hiện biện pháp sau nếu bị gọi điện khủng bố tinh thần: Trước hết, người bị làm phiền cần phải giải thích rõ ràng cho người gọi điện nếu không vay hoặc không quen với người vay các khoản nợ từ các app cho vay tiền online.

Khi nói chuyện với nhân viên của các app vay vốn này, người bị làm phiền cần phải hỏi rõ thông tin của app vay vốn. Đồng thời, yêu cầu người gọi điện đòi nợ cung cấp các chứng từ, hợp đồng, thông tin về việc vay nợ của mình.

Nếu có thể, khi nghe các cuộc điện thoại đòi nợ, các nạn nhân có thể bật ghi âm cuộc gọi hoặc lưu lại tin nhắn để làm bằng chứng nếu sau này cần cung cấp cho cơ quan chức năng.

Ngoài ra, khi không vay tiền mà bị gọi điện đòi nợ làm phiền, nạn nhân có thể chặn cuộc gọi, tin nhắn làm phiền bằng các ứng dụng có sẵn trên điện thoại của mình. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin của mình và người thân, bạn bè cho các đối tượng gọi điện đòi.

Nếu tình trạng bị làm phiền kéo dài, nạn nhân có thể trình báo cơ quan công an nơi cư trú, tránh tâm lý e ngại, thậm chí thỏa hiệp cho qua, vô hình trung tạo điều kiện cho các đối tượng tiếp tục hành vi vi phạm pháp luật.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công an TP.HCM cảnh báo chiêu trò lừa đảo qua ứng dụng điện thoại