Đó là lời phân trần của chủ tịch Công đoàn giáo dục huyện về việc 185 giáo viên mầm non ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội bất ngờ bị buộc thôi việc với lý do "hết hạn hợp đồng" mặc dù trước đó họ đã có 34 tháng giảng dạy trong ngôi trường mà họ gắn bó.

Công đoàn không thể nói gì để bảo vệ 185 giáo viên bị thôi việc

Một Thế Giới | 02/08/2015, 10:15

Đó là lời phân trần của chủ tịch Công đoàn giáo dục huyện về việc 185 giáo viên mầm non ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội bất ngờ bị buộc thôi việc với lý do "hết hạn hợp đồng" mặc dù trước đó họ đã có 34 tháng giảng dạy trong ngôi trường mà họ gắn bó.

Cắt hợp đồng 185 giáo viên: Có phải huyện làm sai nguyên tắc?
Theo đơn thư phản ánh thì 185 giáo viên khi nhận quyết định nhận vào các trường mầm non trong huyện dạy học theo quyết định của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn, Hà Nội vào ngày 1.9.2012 có điều khoản: "Các giáo viên phải tham gia một kỳ thi tuyển gần nhất tại đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng, nếu tham gia kỳ thi mà không đỗ hoặc không tham gia kỳ thi đó sẽ bị cắt hợp đồng". Tuy nhiên, từ khi nhận vào trường các giáo viên cho biết chỉ những người có bằng đỗ loại khá - giỏi mới được tham gia thi, các giáo viên có bằng trung bình và lrung bình Khá thì không được tham gia thi tuyển. 
Nhưng sau khi đợt tuyển dụng viên chức năm 2013, tất cả các giáo viên dù thi hay không thi đều được tiếp tục giữ lại trường giảng dạy mà không có đưa ra bất cứ ký do nào. Tương tự như vậy, tới năm 2014, huyện Sóc Sơn lại có một kỳ thi viên chức nữa và các giáo viên đều được tham gia, điều đáng chú ý là dù đỗ hay không đỗ các giáo viên trên vẫn tiếp tục được giảng dạy theo hình thức hợp đồng đã ký mà không có một lý do nào.
Cac giao vien bi sa thai
Nội dung tuyển dụng của huyện Sóc Sơn, Hà Nội năm 2013
Đến ngày 1.7.2015, 185 giáo viên mầm non ký hợp đồng dạy học nhận được thông báo của Phòng Nội vụ Sóc Sơn gửi về trường với nội dung: "Yêu cầu kế toán các trường không đưa danh sách các giáo viên hợp đồng vào bảng lương quý 3". Ngày 13.7.2015 tất cả các giáo viên mầm non đang ký hợp đồng và các hiệu trưởng các trường mầm non trong huyện được mời đến Hội trường UBND huyện nghe thông báo cắt toàn bộ hợp đồng đối với 185 giáo viên đã được ký hợp đồng dạy học trước đó.
Khi được hỏi thì ông Lê Hữu Mạnh - Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho hay: Hợp đồng các giáo viên đã ký với huyện Sóc Sơn chính là hợp đồng không xác định thời hạn. Nếu trường mà các giáo viên đang giảng dạy có chỉ tiêu tuyển dụng thì các cô sẽ được đăng ký thi, nếu thi không đỗ thì phải cắt hợp đồng. Tuy nhiên sau đó huyện vẫn tiếp tục ký hợp đồng với các cô vì... nhu cầu công việc. Bên cạnh đấy, ông Mạnh cũng khẳng định: "Năm 2014 là năm thi cuối cùng để các giáo viên được xét đặc cách vì có thâm niên trên 3 năm công tác tại trường mầm non. Tuy nhiên, huyện vẫn phải ký quyết định thôi việc với các cô vì ... nếu tiếp tục ký hợp đồng với các cô thì huyện sẽ sai. Còn các cô khi chấm dứt hợp đồng cũng được giải quyết chế độ chính sách" (chế độ giáo viên dạy trên 3 năm sẽ được xét đặc cách vào thẳng viên chức mà không cần qua thi tuyển).
Việc huyện tiếp tục ký hợp đồng thêm với 185 giáo viên sau khi năm 2014 kết thúc thì cũng theo lý giải của ông Mạnh là: Huyện cố tình kéo dài thêm 6 tháng trước khi kết thúc hẳn hợp đồng với các cô vì về mặt chế độ chính sách huyện đã đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho giáo viên và đến nay khi việc đảm bảo quyền lợi đó không thể kéo dài thêm được nữa thì huyện buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động với các giáo viên.
"Các cô đừng hy vọng ký lại hợp đồng vì chúng tôi không dám hứa trước một điều gì cả và chúng tôi cứ làm theo quy định và sau này có làm được hay không  thì huyện sẽ tính". Còn về những việc sau này, nếu huyện thiếu giáo viên hoặc có những vị trí phù hợp sẽ ưu tiên các giáo viên đã bị cắt hợp đồng này nếu như lúc đó các cô... chưa tìm được việc làm phù hợp.
Cac giao vien bi sa thai
Danh sách giáo viên mầm non các trường ở huyện Sóc Sơn năm 2013.
Ông Mạnh cũng trả lời câu hỏi là việc tổ chức một cuộc thi viên chức, giáo viên có bằng tốt nghiệp là bằng giỏi hệ số quy đổi điểm là 30, các giáo viên có bằng trung bình, hệ số quy đổi điểm là 10. Vậy sự chênh lệch điểm số khá cao này liệu có còn công bằng với các cô khi mà giáo viên mầm non cần những giáo viên có kỹ năng đứng lớp cũng như đề cao điểm thực hành? "Trường hợp các giáo viên học trung cấp trước đây chỉ có bằng trung bình khá - hoặc trung bình đi thi với các giáo viên có bằng đạt loại giỏi, các giáo viên có bằng giỏi thì được cộng thêm 20 điểm thì với cách tính điểm như vậy quả là thiệt thòi cho các cô nhưng đây không phải là quy định của huyện mà  là do các cấp trên quy định và chúng tôi phải thực hiện theo toàn bộ các quy chế quy định là do thành phố đặt ra nên chúng ta không thể làm trái được" - ông Mạnh chia sẻ.
Cac giao vien bi sa thai
Ông Lê Hữu Mạnh - Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Sa thải 185 giáo viên là khó khăn nhưng vẫn phải... quyết định?
Theo Quyết định số 4210/QĐ-UBND “V/v phê duyệt chỉ tiêu và ban hành Kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập trực thuộc UNND quận, huyện, Thị xã của TP Hà Nội năm 2013”, tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội với 28 trường mầm non công lập, chỉ tiêu đưa ra khi ấy là 250 người nhưng trong đó có 187 trường hợp giáo viên được đặc cách.
Về việc nhiều giáo viên đã gần đủ 36 tháng để đủ điều kiện xét đặc cách, ông Mạnh cho biết: "2 năm qua, việc xét đặc cách qua thi tuyển và xét tuyển về cơ bản đã giải quyết hết cho các giáo viên mầm non có thời gian công tác ở trường từ ít nhất 3 năm trở lên. Kỳ thi vừa qua cũng là lần cuối huyện xét đặc cách đối với các giáo viên này. Nếu chúng tôi kéo dài việc này trong năm tới thì huyện sai. Việc các cô nói huyện không tính toán đến quyền lợi các hợp đồng của giáo viên là không đúng. Chuyện rất khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải quyết định." - ông Mạnh trao đổi với các giáo viên trong buổi gặp gỡ vào ngày 13.7 vừa qua.
Cac giao vien bi sa thai
Quyết định cắt hợp đồng và không đưa danh sách của 185 giáo viên vào bảng lương quý 3/2015
Trong khi đó, tại buổi thông báo với 185 giáo viên cùng lãnh đạo các trường mầm non ngày 13.7, ông Hồ Việt Hùng, Trưởng phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn cho biết việc cắt hợp đồng với các giáo viên thực hiện theo công văn số 5686/UBND-NC ngày 31.7.2014 của UBND TP. Hà Nội về việc chấn chỉnh công tác quản lý biên chế, tiền lương CBCC các sở, ban, ngành. Theo đó, TP Hà Nội yêu cầu các quận huyện tránh sử dụng hợp đồng lao động thay thế cho các công chức viên chức. Để giáo viên có thời gian chuẩn bị, UBND huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã chỉ đạo các trường kí tiếp hợp đồng với các giáo viên cho đến hết năm học (tháng 6.2015).
Khi được hỏi về công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho các giáo viên thì ông Nguyễn Văn Xuất - Chủ tịch Công đoàn giáo dục huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã cho hay: Công đoàn ngành không thể có tiếng nói gì bảo vệ giáo viên khi tất cả các cô ký hợp đồng với nhà trường. Điều khoản cũng nêu về trường hợp giáo viên bị cắt hợp đồng nếu không đáp ứng được điều kiện.
Hiện 185 giáo viên này đang rơi vào tình trạng hết sức khó khăn và cảm thấy bất công, bức xúc vì chưa biết cụ thể nội dung công việc tiếp theo của mình thế nào.
Hoàng Yến
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công đoàn không thể nói gì để bảo vệ 185 giáo viên bị thôi việc