Từng làm giúp việc cho các shop thời trang đến năm 30 tuổi, Amancio Ortega trở thành doanh nhân trong lĩnh vực thời trang với thời trang Zara. Sau gần 40 năm thời trang Zara, ông đã sở hữu tài sản 55 tỉ đô, chỉ đứng sau Bill Gates và nhà Carlos Slim Helu về mức độ giàu có trên thế giới.
Amancio Ortega – người đàn ông thầm lặng đứng sau “mỏ vàng” thời trang Zara |
Mô hình kinh doanh mà Amacio Ortega áp dụng là “thời trang mì ăn liền” bắt chước kiểu dáng của các hãng lớn. Mẫu mã phải được sáng tạo liên tục. Từ khâu thiết kế, sản xuất đến lên kệ có thời gian hoàn thành tối đa là trong 5 tuần. Trung bình một năm, Zara cho ra đời 11.000 mẫu sản phẩm có giá thành cạnh tranh.
Từ Tây Ban Nha, những năm 90 cửa hàng Zara bắt đầu có mặt ở khắp các nước châu Âu, Mỹ và gặt hái thành công nhất định. Lúc bấy giờ các Giám Đốc Sáng Tạo của nhiều nhãn hàng tên tuổi đã rất đau đầu khi đối mặt với nạn ăn cắp ý tưởng trắng trợn từ một hãng thời trang nhỏ bé của Amancio Ortega. Chủ Tịch LVMH, Daniel Piette cũng không đỡ nổi với kiểu kinh doanh cấp tiến của ông trùm Zara: “Đây chắc chắn là cửa hàng bán lẻ có nhiều sáng kiến mang tính “tàn phá” nhất từ trước đến giờ.”
Dù xuất phát điểm khó khăn, các cửa hàng của ông lúc bấy giờ vẫn được trang trí lộng lẫy, đặt cạnh các nhãn hiệu sang trọng. Tại trụ sở công ty tại Arteixo, người ta phải mất cả tiếng đồng hồ đi từ đầu này đến đầu kia vì nó rộng tương đương 11 sân bóng đá. Inditex trở thành tập đoàn thời trang đầu tiên của Tây Ban Nha có quy mô toàn cầu. Còn Zara lấn sân sang thị trường nội thất lấy tên – Zara Home. Tính đến thời điểm hiện tại, tập đoàn Inditex sở hữu hơn 2.000 cửa hàng Zara trên 88 quốc gia. Ngoài Zara, tập đoàn Inditex còn có các thương hiệu thời trang cá tính khác như: Pull and Bear, Massimo Dutti, Bershka, Stradivrius, Uterque.
Theo Vân Trang/ Elle VN