Hộ chiếu hiệp sĩ là cuốn passport hiếm nhất thế giới, được phát hành để phục vụ 3 người: hiệp sĩ tối cao, phó đại hiệp sĩ và chưởng ấn.

Cuốn hộ chiếu ‘quyền lực’ chỉ 3 người được dùng trên thế giới

VNE | 14/06/2017, 13:37

Hộ chiếu hiệp sĩ là cuốn passport hiếm nhất thế giới, được phát hành để phục vụ 3 người: hiệp sĩ tối cao, phó đại hiệp sĩ và chưởng ấn.

Theo Business Insider, hộ chiếu của The Sovereign Military Order of Malta (Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta) đang là cuốn hộ chiếu hiếm nhất thế giới, khi chỉ phát hành cho 3 người có chức vị cao nhất: Đại hiệp sĩ (Hiệp sĩ tối cao), Phó Đại hiệp sĩ và Chưởng ấn.

Những cuốn hộ chiếu này lại không được công nhận tại nhiều quốc gia, trong đó có Anh, Mỹ và New Zealand. Ảnh: News.

Trên thế giới xuất hiện cuốn hộ chiếu đặc biệt này là do lịch sử độc đáo, tình trạng đặc biệt, và vị thế của Dòng Hiệp sĩ Malta. Theo Mirror, tên đầy đủ của The Sovereign Military Order of Malta là Sovereign Military Hospitaller Order of Saint John of Jerusalem of Rhodes and of Malta (Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Cứu tế Thánh Gioan của Jerusalem, Rhodes và Malta).

Đây là một dòng tu công giáo Roma, được tổ chức như một lực lượng quân sự. Thành viên của Dòng này là các hiệp sĩ châu Âu lâu đời nhất thế giới, và được đánh giá là lực lượng hào hiệp, thượng võ. Đó cũng là lý do mà hộ chiếu của hội Dòng Malta được nhiều người gọi bằng cái tên: hộ chiếu của hiệp sĩ.

Dòng Hiệp sĩ Malta đương đại là kế thừa của Dòng Thánh Gioan Jerusalem thời trung cổ (còn gọi là Hiệp sĩ cứu tế). Hội được lập ra nhằm chăm sóc những người hành hương nghèo và bệnh tật đến Đất Thánh. Sau khi chinh phục được Jerusalem năm 1099 trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất, họ đã trở thành một dòng tu quân sự có điều lệ riêng với nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ Đất Thánh.

Ngày nay, Dòng Hiệp sĩ Malta tự nhận là "đối tượng có chủ quyền theo pháp luật quốc tế". Nhưng khác với Tòa Thánh có chủ quyền đối với thành Vatican để phân biệt lãnh thổ với Italy, dòng Hiệp sĩ Malta không có lãnh thổ nào kể từ khi mất đảo Malta năm 1798. Hiện tại, họ chỉ có 3 cơ sở vật chất chính: Palazzo Malta (nơi ở của Đại hiệp sĩ) tại Rome, Villa del Priorato di Malta trên đồi Aventine (cơ quan chính phủ) và lâu đài Saint Angelo trên đảo Malta.

Tuy không được công nhận là "nhà nước phi thành viên", nhưng họ vẫn được nhận tư cách là quan sát viên của Liên Hợp Quốc. Dòng Hiệp sĩ Malta có quan hệ ngoại giao với 104 quốc gia, quan hệ chính thức với 6 đất nước và liên minh châu Âu. Họ cũng phát hành hộ chiếu, biển số xe, tem bưu chính, tiền xu nhưng Liên minh Viễn thông Quốc tế không chấp nhận việc cấp cho họ mã nhận dạng vô tuyến và đuôi tên miền riêng.

Dòng hiện có gần 13.000 hiệp sĩ, 80.000 tình nguyện viên thường trực và 20.000 nhân viên y tế hiện diện tại hơn 120 quốc gia. Mục đích hoạt động của họ là giúp đỡ trẻ em, người già, người khuyết tật, người vô gia cư, người bị bệnh hiểm nghèo và bệnh phong ở tất cả các nơi trên thế giới, không phân biệt chủng tộc hay tôn giáo.

Sức ảnh hưởng và bề dày lịch sử đầy cuốn hút của Dòng là một trong những lý do nhiều du khách ghé thăm Valletta, thủ đô của Malta. Thủ đô Văn hóa châu Âu năm 2018 này có nhiều tòa nhà được xây dựng từ thế kỷ 16, dưới triều Dòng Hiệp sĩ Malta. Ngoài ra, nơi này còn được biết đến là thủ phủ Hiệp sĩ Malta.

Theo Anh Minh/ VNE

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuốn hộ chiếu ‘quyền lực’ chỉ 3 người được dùng trên thế giới