Để thu lại diện tích đất mà 3 hộ dân đã thuê đất đấu thầu thu sản lượng, Hợi cùng đồng phạm đã cho người dùng máy móc hủy hoại tài sản với tổng giá trị thiệt hại lên tới 134,842 triệu đồng.

Cựu cán bộ hủy hoại tài sản của dân ‘có tổ chức’, lĩnh án

Thu Anh | 05/09/2016, 16:11

Để thu lại diện tích đất mà 3 hộ dân đã thuê đất đấu thầu thu sản lượng, Hợi cùng đồng phạm đã cho người dùng máy móc hủy hoại tài sản với tổng giá trị thiệt hại lên tới 134,842 triệu đồng.

Sau 2 ngày xét xử sơ thẩm (31.8, 1.9) và 3 ngày nghị án, ngày 5.9.2016, TAND TP.Hà Nội quyết định tuyên phạt các bị cáo có liên quan tới vụ án Hủy hoại tài sản của 3 hộ dân tại Thường Tín.

Theo đó, Nguyễn Văn Hợi (SN 1959, trú tại thôn Trát Cầu, xã Tiền Phong, Thường Tín, Hà Nội) – cựu Trưởng cụm dân cư Đội 8 (thôn Trát Cầu), người giữ vai trò chủ chốt trong vụ án phải chịu mức án 48 tháng tù về tội Hủy hoại tài sản.

Những đồng phạm liên quan trong vụ án (đều trú ở thôn Trát Cầu, xã Tiền Phong) cũng lần lượt bị Hội đồng xét xử tuyên mức án tương xứng. Cụ thể, Hồng Quang Tuấn (SN 1964): 30 tháng tù, Đỗ Duy Châm (SN 1971): 24 tháng tù, Đỗ Duy Vịnh(SN 1964): 24 tháng tù, Đỗ Duy Hoàn (SN 1954): 13 tháng 4 ngày, Nguyễn Văn Hồng (SN 1978): 24 tháng tù, Lê Văn Mộ (cựu Bí thư Chi bộ cụm dân cư Đội 8): 42 tháng tù về cùng tội danh nêu trên.

Theo cáo trạng, năm 1997, UBND xã Tiền Phong giao cho chính quyền thôn Trát Cầu hơn 97 sào đất ven sông Nhuệ để tổ chức đấu thầu thu sản lượng. Ông Đỗ Duy Khang (SN 1960, trú tại thôn Trát Cầu, xã Tiền Phong) là người đã trúng thầu; theo đó, ông Khang được sử dụng 10,7 sào đất (tương đương 3.800m2) trong thời hạn 13 năm.

Trong quá trình sử dụng, ông Khang tự ý đào đất đốt gạch, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm và thả cá. Ngày 20.10.2010, UBND xã Tiền Phong, cụm dân cư Đội 8 và ông Khang thống nhất thanh lý hợp đồng UBND xã lấy 2.579m2 đất đền bù cho những hộ dân bị thu hồi đất làm đường.

Diện tích đất còn lại, cụm dân cư số 8 không nhất trí giao cho ông Khang thuê thầu tiếp mà đề nghị UBND xã giao phần diện tích đất còn lại cho cụm số 8 quản lý để cho thuê thầu.

Vì thế, đầu năm 2011, gia đình ông Khang đã không nộp sản vụ. Nhưng sau nhiều lần thỏa thuận, gia đình ông Khang đồng ý nhận 300 triệu đồng tiền hỗ trợ cây cối, công trình tạm để tự giải phóng mặt bằng và trả lại đất cho Đội 8. Từ sau khi nhận tiền đền bù và giao mặt bằng trên cho cụm 8, ôngKhang vẫn tự ý đổ đất để chiếm lại một phần diện tích. Dù cụm số 8 đã lập biên bản đình chỉ nhưng ông Khang vẫn cố tình chiếm giữ, quản lý, sử dụng.

Không chỉ nhà ông Khang, gia đình bà Hợp cũng gặp trường hợp tương tự. Đến tháng 6.2012, Nguyễn Văn Hợi (Trưởng cụm dân cư đội 8) bàn với Lê Văn Mộ (Bí thư Chi bộ Đội 8) đã ra thông báo, yêu cầu mỗi gia đình trong khu dân cư cử một người tham gia cưỡng chế đất của gia đình ông Khang, bà Hợp và cả gia đình ông Đại.

Khoảng 6 giờ ngày 30.6.2012, Nguyễn Văn Hợi và Hồng Quang Tuấn tổ chức đông đảo người dân của đội 8 tham gia thành nhiều nhóm đứng chặn 2 đầu đường vào khu thuê đấu thầu sử dụng đất của gia đình ông Khang.

Cụ thể, theo yêu cầu của Hợi và Tuấn, Đỗ Duy Vịnhgọi 2 chiếc máy xúc của Đinh Văn Viện do anh Lê Đình Vinh và Nguyễn Thành Luân lái và 2 thợ là Nguyễn Đình Chung, Nguyễn Văn Huệ dùng cưa máy thực hiện ủi phá nhà tạm, tườngrào và cưa chặt cây cối của khu vườn nhà ông Khang và bà Hợp cùng với phần vườn mà bà Hợp giaocho ông Đỗ Duy Đại quản lý canh tác.

Đồng thời, Đỗ Duy Châm cùng Đỗ Duy Hoàn trực tiếp chỉ vị trí cần phá cho thợ và yêu cầu người dân tham gia khuân vác số cây đã bị cưa ra ngoài vườn.

Bị hủy hoại tài sản một cách vô cớ,bà Phạm Thị Loan (SN 1966, vợ ông Đại) đãđứng ra ngăn cản thì bị nhiều đối tượng bắt trói. Khi con trai bà Loan dùng máy ảnh chụp lại cảnh chính quyền thôn phá hủy tài sản thì cũng bị một số đối tượng giật mất và vứt xuống sông.

Hậu quả để lại khiến gia đình ông Khang bị thiệt hại hơn 92 triệu đồng, gia đình bà Hợp bị thiệt hại hơn 16 triệu đồng, gia đình ông Đại bị thiệt hại hơn 23 triệu đồng. Chiếc máy ảnh không thu hồi được trị giá 2,7 triệu đồng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản trong vụ án này lên tới 134,842 triệu đồng.

Nhã Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cựu cán bộ hủy hoại tài sản của dân ‘có tổ chức’, lĩnh án