Trong 2 ngày 27 và 28.11 hội nghị Da liễu thẩm mỹ toàn quốc lần thứ 4 được tổ chức tại TP.Cần Thơ với sự tham dự của các giáo sư đầu ngành, các bác sĩ về da liễu và thẩm mỹ da… toàn quốc. Hầu hết các bản tham luận tập trung vào 2 vấn đề chính: bệnh về da và nhu cầu thẩm mỹ da.

Da mặt và chuyện BĐKH, ô nhiễm môi trường

Văn Kim Khanh | 28/11/2020, 15:09

Trong 2 ngày 27 và 28.11 hội nghị Da liễu thẩm mỹ toàn quốc lần thứ 4 được tổ chức tại TP.Cần Thơ với sự tham dự của các giáo sư đầu ngành, các bác sĩ về da liễu và thẩm mỹ da… toàn quốc. Hầu hết các bản tham luận tập trung vào 2 vấn đề chính: bệnh về da và nhu cầu thẩm mỹ da.

Biến đổi khí hậu (BĐKH) và môi trường ô nhiễm hiện nay ở nước ta và thế giới nói chung đang ảnh hưởng lớn đến các bệnh về da. PGS.TS Nguyễn Văn Bá - Trường đại học Y Dược Cần Thơ cho rằng: “Sự khắc nghiệt của BĐKH đang làm gia tăng các bệnh về da. Việc trái đất nóng lên tác động trực tiếp đến da con người. Ngoài ra ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề ảnh hưởng nhiều đến bệnh lý về da”.

2.jpg
Các chuyên gia về da liễu tham dự hội nghị- Ảnh: Văn Kim Khanh

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Văn Bá tác động của BĐKH, ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe về da của con người, trong đó 2 yếu tố trên sẽ tác động trực tiếp với độ pH. Độ pH của da ngày càng được công nhận là một thành phần quan trọng đối với nhiều chức năng bình thường của da người. Điều này được biết đến với nguyên nhân gây viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc kích ứng, bệnh vảy cá, bệnh trứng cá đỏ và mụn trứng cá, nhưng cũng liên quan đến da khô và da lão hóa.

Các vùng sản xuất nông nghiệp ở phía Nam nói chung và cả nước hiện nay gia tăng việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu cũng làm ảnh hưởng đến môi trường nước và môi trường nói chung. Từ đó khiến đang gia tăng các bệnh về da và viêm da cơ địa.

Nhất trí với quan điểm trên TS.BS Nguyễn Trọng Hào - Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho rằng ảnh hưởng của hệ môi trường và viêm da cơ địa có quan hệ với nhau. Cụ thể môi trường ô nhiễm sẽ làm tăng bệnh nhân viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa là một rối loạn viêm phức tạp với nhiều tương tác giữa các yếu tố di truyền, miễn dịch và bên ngoài.

Chung quanh vấn đề bệnh lý về da, viêm da cơ địa nguyên nhân và các cách chữa trị là điểm tập trung của hơn 10 tham luận của các bác sĩ, PGS.TS. Các chuyên gia đầu ngành đã trình bày và thảo luận sâu về những phương pháp điều trị mới…

Giám đốc Bệnh viện Da liễu Cần Thơ - ông Lê Văn Đạt cho biết việc tổ chức hội nghị da liễu thẩm mỹ là cơ hội gặp gỡ giữa các nhà khoa học, các chuyên gia da liễu trên cả nước nhằm cập nhật những tiến bộ trong điều trị bệnh lý da, thẩm mỹ. Ngoài nhu cầu làm đẹp của phụ nữ như thẩm mỹ da, nâng ngực, nâng cằm, nâng cơ... phụ nữ cao tuổi, thanh niên ngày nay cũng có nhu cầu thẩm mỹ. Vì vậy có thể nói làm đẹp hiện nay là nhu cầu của phần lớn mọi người trong cuộc sống.

Tại hội nghị, BS Từ Tuyết Tâm, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Cần Thơ đã trình bày phương pháp mới là sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu trong việc làm đẹp da cho phụ nữ. Huyết tương giàu tiểu cầu được định nghĩa là sản phẩm huyết tương có chứa nồng độ tiểu cầu cao hơn mức bình thường từ 2,5 đến 9 lần. Tiểu cầu sau khi được kích hoạt sẽ phóng thích những yếu tố tăng trưởng có tác dụng phục hồi, sửa chữa, tái tạo mô, thúc đẩy quá trình lành thương trong cơ thể.

Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương - PGS.TS Nguyễn Văn Thường cho rằng: “Hội nghị Da liễu thẩm mỹ toàn quốc năm nay là 1 trong những sự kiện chuyên môn nổi bật nhất của chuyên ngành da liễu. Hội nghị đã cập nhật, nâng cao kiến thức, bổ sung thông tin, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong điều trị và chăm sóc da thẩm mỹ cho ngành ngày một tiến bộ hơn”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
42 phút trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Da mặt và chuyện BĐKH, ô nhiễm môi trường