Đài Loan hôm 9.5 đã khai trương một nhà máy sản xuất tàu ngầm trong một nỗ lực nhằm chống lại mối đe dọa quân sự đang gia tăng từ phía Trung Quốc.

Đài Loan khai trương nhà máy sản xuất tàu ngầm để đối phó Trung Quốc

09/05/2019, 17:34

Đài Loan hôm 9.5 đã khai trương một nhà máy sản xuất tàu ngầm trong một nỗ lực nhằm chống lại mối đe dọa quân sự đang gia tăng từ phía Trung Quốc.

Hai chiếc tàu ngầm của Đài Loan - Ảnh: SCMP

Theo hãng thông tấn AP, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã chủ trì buổi lễ khai trương này tại thành phố cảng Cao Hùng.

“Triển khai tàu ngầm sẽ là một cách hiệu quả để ngăn chặn kẻ thù tiếp cận hòn đảo bằng đường biển”, bà Thái hôm 9.5 nhấn mạnh.

Trong thập niên 90, cơ quan phòng vệ Đài Loan dự kiến mua 8 tàu ngầm diesel-điện từ nhà cung cấp nước ngoài. Đài Bắc đã đàm phán với Mỹ, Đức và Tây Ban Nha, ngay lập tức Bắc Kinh gây sức ép khiến các nước này đều từ chối cung cấp hoặc đóng băng quá trình đàm phán.

Hiện nay, hòn đảo tự trị này chỉ đang vận hành 4 tàu ngầm, hai chiếc lớp Guppy và hai chiếc lớp Sea Dragon. Chỉ có hai tàu lớp Sea Dragon, được đóng vào những năm 1980, có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở mức giới hạn, các tàu ngầm lớp Guppy được đóng từ những năm sau 1945 không thể tham gia bất cứ nhiệm vụ gì, được sử dụng như một công cụ giáo luyện trực quan.

Đài Loan đã cố gắng đóng tàu ngầm diesel-điện, đủ sức răn đen nếu Trung Quốc phong tỏa đường biển. Nhưng không có sự giúp đỡ của các nhà thầu nước ngoài, hòn đảo không có công nghệ và kinh nghiệm đóng tàu ngầm.

Kể từ khi nhận chức vào năm 2016, nhà lãnh đạo Thái Anh Văn đã có những động thái đẩy mạnh ngành công nghiệp vũ khí của Đài Loan với mong muốn biến nó trở thành ưu tiên cho chính quyền của mình. Hòn đảo đã chi 1,59 tỉ USD cho dự án tàu ngầm từ năm 2016. Đài Loan cũng tốn nhiều tiền của để các nhà thầu nước ngoài đồng ý tham gia dự án. Cơ quan phòng vệ Đài Loan hy vọng chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ được ra đời vào năm 2025.

Bắc Kinh đã tăng cường áp lực để khẳng định chủ quyền của mình đối với Đài Loan, nơi vốn được coi một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc và có thể dùng vũ lực để thống nhất nếu cần thiết. Trung Quốc đã nhiều lần triển khai máy bay và tàu quân sự đi vòng quanh Đài Loan trong các cuộc tập trận trong vài năm qua cũng như nỗ lực để cô lập Đài Loan trên phạm vi quốc tế, và làm giảm số đồng minh còn lại của Đài Loan.

Hoàng Vũ (theo AP)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đài Loan khai trương nhà máy sản xuất tàu ngầm để đối phó Trung Quốc