Mặc dù đang thụ án tù treo nhưng Bùi Ta Poong (trú tại H.Hướng Hóa, Quảng Trị) vẫn ra vùng biên giới Thượng Trạch (H.Bố Trạch, Quảng Bình) thuê người không biết chữ mở trại nuôi động vật hoang dã quý hiếm ngay trong vùng đệm di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng.
Ông Đinh Xi (59 tuổi) ở bản Nịu cho hay ông không biết chữ, nhưng được Bùi Ta Poong (quê thôn Khương Hà, xã Hưng Trạch, H.Bố Trạch, trú tại H.Hướng Hóa, Quảng Trị) thuê mỗi tháng 5 triệu đồng mở trại nuôi động vật rừng quý hiếm. Để qua mắt cơ quan chức năng, Poongdùng một bộ hồ sơ cóvẻ hợp pháp của Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị do Chi cục trưởng Trần Văn Tý ký về việc vận chuyển các loài động vật rừng ở trại nuôi của bà Nguyễn Thị Hương (khu phố 1, phường 1, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị). Theo bộ hồ sơ này, ông Xi mua 20 con cầy vòi hương (58kg), 4 cá thể cầy vòi mốc (12kg), đây là 2 loài thuộc nhóm IIB, quý hiếm, thuộc danh mục bảo vệ của CITES, ngoài ra có 30 cá thể Ton nặng 85kg cùng 1 cá thể lợn rừng 50kg. Tổng cộng 55 cá thể, trọng lượng 205kg.
Sau khi người dân phát giác, Hạt Kiểm lâm Bố Trạch đãkiểm tra xác minh trại nuôi của ông Đinh Xi, chỉ ghi nhận 2 cá thể cầy vòi hương, 6 cá thể cầy vòi mốc, 30 cá thể Ton, 1 cá thể lợn rừngnặng đến 78,7kg, hoàn toàn không như hồ sơ ghi 50kg, cùng đó có một cá thể dúi rừng không nằm trong bộ hồ sơ ông Đinh Xi được cấp. Ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc Vườnquốc gia Phong Nha-Kẻ Bàngnói: “Thực tế kiểm tra không giống như hồ sơ, cho thấy sự nghi ngờ số động vật trên đã bị bẫy bắt trộm tại khu vực biên giới hoặc trong lâm phận rừng di sản, vì lợn rừng cân nặng khác, các cá thể cầy vòi hương, cầy vòi mốc cũng khác với hồ sơ. Nếu đã bán thì phải báo cho cơ quan kiểm lâm địa phương, hoặc kiểm lâm địa bàn nhưng kiểm lâm hoàn toàn không có thông tin số ấy bán đi đâu là không minh bạch. Hơn nữa trại nuôi của ông Đinh Xi là không được phép theo pháp luật hiện hành”.
Tài liệu lưu trữ tại kiểm lâm Quảng Trị nói vận chuyển 5 ngày nhưng xóa ngày đến, tổng ngày vận chuyển đến 10 ngày là sai so với quy định
Sự nghi ngờ này có lý do, vì theo hồ sơ của Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị cấp ngày29.8.2019 cho hạn vận chuyển 5 ngày, nhưng tại hồ sơ lưu ở Thượng Trạch và Trạm Kiểm lâm thị xã Quảng Trị đã bị tẩy xóa ngày vận chuyển từ ngày 28.8 đến 7.9.2019 (vận chuyển 10 ngày). Ông Trần Văn Tý, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị, ngườiký xác nhận bảng kê các loài động vật quý hiếm và thông thường này, nói rằng ông không biết vì sao hồ sơ bị tẩy xóa. Ông Nguyễn Văn Khánh, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Quảng Trị nói ông vừa nhận nhiệm vụ nên cũng không rành.
Kiểm lâm Quảng Trị thừa nhậncơ sởnuôi động vật rừng của bà Hương là cơ sở nuôi nhốt thương mại, không được cấp mã số theo các quy định của pháp luật, cụ thể là theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22.1.2019 của Chính phủ có hiệu lực kể từ ngày 1.3.2019 về nuôi nhốt, vận chuyển động vật rừng quý hiếm và thông thường.
Theo ông Xi, ông được Bùi Ta Poong thuê ông chứ ông không biết gì. Poong khai báo với các cơ quan chức năng xe vận chuyển động vậtlà xe bán tải biển số 21C-04982 vào ngày 30.8. Tuy nhiên, ông Lê Thanh Tịnhcho biết, toàn bộ camera của các trạm kiểm lâm ở các cửa ngõ và trên đường vào Thượng Trạch không có xe như Poong nói. Từ đó mà lãnh đạo Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàngtin rằng số thú rừng cả quý hiếm và thông thường tại trại ông Đinh Xi là thú bị săn trộm vì chúng có các dấu hiệu bị đánh bẫy.
Điều đáng nói,theo Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị, Bùi Ta Poong từngbị Tòa án nhân dân huyện Hướng Hóa xét xử dovi phạm các quy định bảo vệ động vật nguy cấp quý hiếm với mức án 9 tháng tù (cho hướng án treo), thử thách 18 tháng, kể từ ngày 3.5.2019. Trong quyết định tuyên án, Poong được giao cho UBND thị trấn Khe Sanh (Hướng Hóa) giáo dục trong thời gian tù treo, cấm đi khỏi nơi cư trú. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xử Poong là ông Nguyễn Ngọc Vinh. Như vậy đối tượng đang thụ lý án tù treo đã rời khỏi địa bàn là điều không đúng với các quy định khi đang thụ án.
Hoàng Long