Ông Tira Vanictheeranont đã sưu tập được một số ký họa của Bùi Xuân Phái. Bộ sưu tập này không chỉ có những bức họa Bùi Xuân Phái vẽ ông Đạm, mà còn một số vẽ chân dung bè bạn khác, tranh minh họa báo chí. Những nét vẽ của Bùi Xuân Phái có lẽ không bao giờ cũ vẫn hiển hiện sinh động về cuộc sống và con người dù phần lớn trong đó đã qua đời, những ai còn lại thì ta không biết họ đang ở đâu...

Danh họa Bùi Xuân Phái và những bức ký họa bạn tri kỷ

Tiểu Vũ | 31/08/2019, 07:45

Ông Tira Vanictheeranont đã sưu tập được một số ký họa của Bùi Xuân Phái. Bộ sưu tập này không chỉ có những bức họa Bùi Xuân Phái vẽ ông Đạm, mà còn một số vẽ chân dung bè bạn khác, tranh minh họa báo chí. Những nét vẽ của Bùi Xuân Phái có lẽ không bao giờ cũ vẫn hiển hiện sinh động về cuộc sống và con người dù phần lớn trong đó đã qua đời, những ai còn lại thì ta không biết họ đang ở đâu...

Nhân kỷ niệm 99 năm ngày sinh của danh họa Bùi Xuân Phái, nhà sưu tập người Thái LanTira Vanichtheeranont sẽ trưng bày phần lớn bộ ký họaÔng Phái vẽ ông Đạmtại Nhà Đấu giá Nghệ thuật Chọn, 63 Hàm Long, Hà Nội. Lễ khai mạc diễn ra vào lúc18 giờ 1.9.2019.

Danh họa Bùi Xuân Phái là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của trường Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên - những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái.

Ngoài phố cổ, ông còn vẽ các mảng đề tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật... rất thành công. Nhiều tranh của Bùi Xuân Phái đã được trao tặng giải thưởng trong các cuộc triển lãm toàn quốc và thủ đô. Ông vẽ trên vải, giấy, bảng gỗ, thậm chí cả trên giấy báo khi không có đủ nguyên liệu. Ông dùng nhiều phương tiện hội họa khác nhau như sơn dầu, màu nước, phấn màu, chì than, bút chì... Các tác phẩm của ông biểu hiện sâu xa linh hồn người Việt, tính cách nhân bản và lòng yêu chuộng tự do, óc hài hước, đậm nét bi ai và khốn khổ. Ông đã góp phần rất lớn vào lĩnh vực minh họa báo chí và trình bày bìa sách, được trao tặng giải thưởng quốc tế (Leipzig) về trình bày cuốn sách "Hề chèo" (1982).

Danh họa Bùi Xuân Phái

Nguyễn Bá Đạm sinh năm 1922 ở làng Mọc, Giáp Nhất (Hà Nội), nguyên là giáo viên dạy Sử Trường Phan Đình Phùng.Ông Nguyễn Bá Đạm là bạn tri kỷ của họa sĩ Bùi Xuân Phái, là bạn tâm giao của ba danh họa khác trong bộ tứ huyền thoại: Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng. Ông cũng chính là “người mẫu” của danh họa Bùi Xuân Phái trong 242 ký họa chân dung.

Năm nay đã 97 tuổi nhưng ông Nguyễn Bá Đạm vẫn minh mẫn. Với những người chơi đồ cổ ở Hà Nội, ông Đạm được biết đến là "kỳ nhân tiền cổ", bởi ông là người sưu tầm tiền cổ có tiếng xuất thân từ làng Mọc (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội).Ở tuổi 96, ông Đạm vừa vinh dự được Báo Thể thao Văn hóavà Quỹ Bùi Xuân Phái trao Giải thưởng Lớn Vì tình yêu Hà Nội - trong hệ thống Giải thưởng Bùi Xuân Phái.

Ngẫm lại quãng đời đã qua, ông Đạm bảo rằng một trong những may mắn nhất là ông có cơ hội kết bạn và trở thành thân thiết với rất nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng, đó là các họa sĩ Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm, nhà văn Nguyễn Tuân, nhà sưu tập Đức Minh...


Nhà sưu tập người Thái LanTira Vanichtheeranont và tranh Bùi Xuân Phái

“Có thể công chúng chưa biết nhiều về Nguyễn Bá Đạm với những công việc thầm lặng đó, nhưng ai biết ông đều rất ấn tượng về một “tâm hồn Hà Nội” thâm trầm, sâu sắc, với lối sống giản dị, nề nếp, lại không kém phần tao nhã, thanh lịch trong thú đam mê sưu tầm đồ cổ và giao du đầy trọng thị với các danh sĩ Hà Nội. Tâm hồn Hà Nội ấy luôn trân trọng tới từng nét văn hóa của Thủ đô, lặng thầm viết ra những cuốn sách không to lớn, đồ sộ, nhưng sử dụng rất nhiều ký ức, trải nghiệm của bản thân, để rồi với thời gian, sẽ thành ký ức của cả cộng đồng...”, nhà thơ Bằng Việt chia sẻ.

Những khuôn mặt người

Bùi Xuân Phái sinh năm 1920, năm nay kỷ niệm 99 năm (dương lịch) ngày sinh của ông, 100 năm theo tuổi ta (âm lịch). Người đương thời của Phái là ông Nguyễn Bá Đạm, năm nay 96 tuổi, sinh năm 1922, vẫn sống ở Hà Nội và là người được họa sĩvẽ nhiều chân dung nhất, tới 242 ký họa.

Ông Đạm không nằm trong bộ tứ thân thiết của Bùi Xuân Phái, gồm họa sĩ, nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu, nhà thơ Vũ Đình Liên và ông Lê Chính. Tuy nhiênông Đạm là một trí thức, nhà giáo xưa, được Bùi Xuân Phái quý trọng, người có khuôn mặt cá tính, như một khắc họa sân khấu và có lẽ rất hợp với sự tìm tòi nội tâm nào đó về một con người Hà Nội, mà cố danh họađi tìm.

Không chỉ thân thiết với Bùi Xuân Phái, ông Đạm còn quen biết nhiều họa sĩvà được họ vẽ chân dung, như Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng. Mỗi người nhìn ông Đạm theo cách của mình, xây dựng nhân vật này vượt ra khỏi người mẫu, trở thành nhân vật xã hội trong hội họa. Đó là người đàn ông nghiêm trang, mà hơi hài ước, mũi gồ khoằm, mặt vuông vức, thẳng thắn, đôi khi khắc nghiệt, nhưng cẩn trọng với bè bạn. Cuộc đời dài đi cùng các danh họa, khiến ông trở thành nhà sưu tập tương đối phong phú về các họa sĩ, ông cũng là người chơi tiền cổ, được mệnh danh là Hà Nội kỳ nhân cổ tiền.

Thuộc thế hệ sau cùng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng và Nguyễn Tư Nghiêm, chủ yếu hoàn thành tốt nghiệp cùng thầy Tô Ngọc Vân trên chiến khu, nơi họ cùng tham gia kháng chiến, rồi sau này trở thành bộ tứ danh họa Việt Nam Hiện đại, kết thúc vẻ vang tiếng tăm của trường họa trên. Trừ Nguyễn Tư Nghiêm còn sống đến năm 2016, ba danh họa trên đều mất cùng năm 1988, nhưng họ cũng đã hoàn thành sự nghiệp của mình ngay từ những năm 1980. Nghĩa là từ 1954-1980 là giai đoạn họ sáng tác nhiều nhất, liên tục nhất, cũng như vấp váp xã hội liên tục nhất.

Cuộc đời của Bùi Xuân Phái vất vả hơn cả so với ba người bạn trên, ông có gia đình, đông con, bị thôi việc sớm, phục hồi muộn, chính vì thế mà điều kiện sáng tác của ông thu hẹp trong các bức họa nhỏ, với phương tiện ít ỏi, cùng như kiếm tiền vặt bằng vẽ minh họa báo chí, phục trang sân khấu, thậm chí đi làm thợ mộc trong giai đoạn ba cùng.

Đương thời tranh của Bùi Xuân Phái rẻ tiền hơn so với những người bạn, và ông cũng cho nhiều, như ông vẽ rất nhiều, thay vì xây dựng tác phẩm ra tấm ra món, như ba họa sĩtrên. Nhưng cuối cùng, thì ông cũng có chỗ đứng trang trọng trong nền mỹ thuật Việt Nam, bởi cả sự nghiệp và tình yêu đối với đất nước, con người, rồi thể hiện được những đối tượng đó, bằng tình cảm tha thiết, bằng sự sáng tạo không mệt mỏi.

Ông Tira Vanictheeranont sưu tập được một số ký họa Bùi Xuân Phái, cho in tập sách này và sẽ giới thiệu những tác phẩm của Phái thông qua phòng triển lãm của Nhà Đấu giá Nghệ thuật Chọn.

Trong phần sưu tập nhỏ này, không chỉ có những bức họa vẽ ông Đạm, mà còn một số vẽ chân dung bè bạn khác của Phái và minh họa báo chí. Những nét vẽ của Bùi Xuân Phái có lẽ không bao giờ cũ cả, chúng vẫn hiển hiện sinh động về cuộc sống và con người dù phần lớn trong đó đã qua đời, những ai còn lại thì ta không biết họ đang ở đâu. Họ thuộc về thời chiến tranh và Bao cấp nhọc nhằn, với những khuôn mặt khắc khổ, chịu đựng và giữ sự tự trọng riêng.

Phan Cẩm Thượng

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Danh họa Bùi Xuân Phái và những bức ký họa bạn tri kỷ