Bối cảnh ban đầu về "Bát trận thạch đồ" của Gia Cát Lượng đã bị thất lạc từ lâu và trận địa được lưu truyền rất có thể nằm trên bãi Nam Giang ở thành Vĩnh An.

Danh tướng duy nhất "đọc vị" được Bát trận đồ của Gia Cát Lượng

Anh Tú | 03/03/2023, 17:22

Bối cảnh ban đầu về "Bát trận thạch đồ" của Gia Cát Lượng đã bị thất lạc từ lâu và trận địa được lưu truyền rất có thể nằm trên bãi Nam Giang ở thành Vĩnh An.

Gia Cát Lượng thời Tam Quốc là một trong những chính khách, nhà chiến lược quân sự, nhà phát minh Trung Quốc thời cổ đại. Vào giữa và cuối thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng cầm quân Bắc phạt nhiều lần đánh bại quân Ngụy. Ngay cả Tư Mã Ý thống lĩnh quân Ngụy cũng phải rút lui liên tục không còn sức đánh trả. Một trong những thứ giúp Gia Cát Lượng đánh bại được Tư Mã Ý khi đối trận chính là Bát trận đồ. 

Theo mô tả có liên quan trong "Phong hậu Bát trận đồ", trận được chia làm tám mặt với tám đội hình. Tám trận là: Thiên Phúc trận, Địa Tái trận, Phong Dương trận, Vân Thùy trận, Long Phi trận, Hổ Dực trận, Điểu Tường trận, Xà Bàn trận.

Bởi vì Bát trận đồ quá thần bí, người bình thường ngay cả đọc cũng không được, huống chi là giải mã. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Tư Mã Ý cũng hiểu về trận Bát quái giảng giải cho bọn Trương Hổ, Nhạc Lâm. Ở hồi 100 Tam Quốc, La Quán Trung kể: “Khổng Minh vào trong trận, cầm cái quạt phe phẩy, cũng thành một trận, rồi đi ra hỏi rằng: Ngươi có biết trận này là trận gì không?

Ý nói: Đó là trận bát quái, làm gì mà chẳng biết?

Khổng Minh nói: Đã hay rằng biết, nhưng có dám đánh vào trong trận không?

Ý nói: Đã biết sao lại chẳng dám đánh!

Khổng Minh nói: Ngươi cứ việc đánh sang đi!

Tư Mã Ý về trận, gọi Đái Lăng, Trương Hổ, Nhạc Lâm dặn ba tướng rằng: Trận của Khổng Minh bày ra, dàn theo tám cửa: Hưu, sinh, thương, đỗ, cánh, tử, kinh, khai. Ba người nên từ cửa sinh phía chính đông đánh vào, rồi kéo ra cửa hưu phía tây nam mé chính bắc đánh vào, thì trận này phá được, các ngươi cẩn thận giữ gìn”.

Kết quả là toàn bộ quân Ngụy bị bắt sạch.

Không chỉ trận pháp động mà trận bát quái tĩnh cũng ghê gớm. Vị tướng giỏi nhất bên Ngô là Lục Tốn trong Tam Quốc diễn nghĩa đã bị mắc kẹt trong trận đồ của Gia Cát Lượng khi dẫn truy binh đuổi theo Lưu Bị sau trận Hào Đình. May mắn cho quân Ngô là cha vợ của Gia Cát Lượng, Hoàng Thừa Ngạn đã xuất hiện và hướng dẫn Lục Tốn thoát khỏi thạch trận mà Gia Cát Lượng tuyên bố có uy lực tương đương với 10 vạn tinh binh.

Nhiều danh nhân thời sau đã nhắc đến Bát trận đồ của Gia Cát Lượng. Nổi bật là nhà thơ thời Đường, Đỗ Phủ đã viết bài "Bát trận đồ" và ca ngợi Gia Cát Lượng thế này:

Công cái tam phân quốc,
Danh thành Bát trận đồ.
Giang lưu thạch bất chuyển,
Di hận thất thôn Ngô.

nghĩa là:

Công lớn trùm khắp, nước chia làm ba,
Nổi danh trận đồ Bát quái.
Nước sông cứ chảy đá không lay chuyển,
Để lại hận đã thất kế thôn tính Ngô.

Tuy nhiên, bối cảnh ban đầu về "Bát trận thạch đồ" của Gia Cát Lượng đã bị thất lạc từ lâu và trận địa được lưu truyền rất có thể nằm trên bãi Nam Giang ở thành Vĩnh An.

Trong thời kỳ Tam Quốc, không ai biết Bát quái trận, cũng không thể phá vỡ Bát quái trận. Tuy nhiên, ở triều đại Đông Tấn, danh tướng Hoàn Ôn là người đã nắm rõ thế trận này và không bị mắc nạn.

hoan-on.jpg
Danh tướng Hoàn Ôn

Hoàn Ôn là ai? Ông là phò mã của Tấn Minh đế Tư Mã Thiệu và là con trai cả của Hoàn Di, thái thú Tuyên Thành. Ông là một chính khách nổi tiếng, nhà chiến lược quân sự, nhà thư pháp và quyền thần số 1 triều đại Đông Tấn. Theo nghiên cứu, rất có thể Hoàn Ôn là hậu duệ của Hoàn Phàm vốn là quan Đại tư nông nhà Tào Ngụy. Hoàn Phạm được gọi là “túi khôn” làm mưu thần cho Tào Sảng và đã bị Tư Mã Ý giết trong thời Tam Quốc.

Nhưng cũng vì lý lịch đó, nhà Tấn dù phong cho ông là phò mã nhưng vẫn hết sức dè chừng. Sau khi Hoàn Ôn trở thành Tiết độ sứ Kinh Châu và nắm quyền kiểm soát quân sự của sáu châu là Kinh Tư Ung Ích Lương Ninh, ông chuẩn bị tấn công quân Thành Hán cố thủ ở Ba Thục để gây dựng uy danh.

Tuy nhiên, triều đình lo sợ thế lực của Hoàn Ôn lớn mạnh và tiếm quyền nên không nhất tâm viễn chinh. Nhưng Hoàn Ôn lúc này đã "không nghe" triều đình, dẫn quân vào Tứ Xuyên mà không được triều đình đồng ý để tấn công Thục. Trên đường đến Tứ Xuyên, Hoàn Ông bị chặn bởi trận đồ do Gia Cát Lượng sắp đặt giống kiểu như Lục Tốn. Khi đó, không có tướng lĩnh nào trong quân đội của Hoàn Ôn biết về trận pháp này, nhưng họ cảm thấy sát khí, như thể có một trăm ngàn quân phía trước.

Sau khi Hoàn Ôn nhận được báo cáo, ông đích thân đến xem trước mặt hai đội quân. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, Hoàn Ôn trấn an chư tướng: "Đây chẳng qua là trận pháp tầm thường do thừa tướng Thục Hán Gia Cát Lượng bày ra hơn trăm năm trước. Đó là thế nhất tự trường xà. Đánh đầu ắt đuôi quay trợ giúp, đánh đuôi ắt đầu quay trợ giúp, đánh giữa ắt đầu đuôi cùng ứng cứu”. Ông cũng nói với binh lính của mình không được hoảng sợ. Mặc dù Hoàn Ôn đã nhìn thấu Bát trận đồ của Gia Cát Lượng nhưng chính ông cũng thừa nhận rằng mình không thể phá ngay được. Thế là ông không hành quân với đội hình lớn như Lục Tốn, mà tự lượng sức mình và đi đường vòng.

Lần này Hoàn Ôn thuận lợi tiến vào đất Thục, diệt Thành Hán, lập công lớn, được triều đình phong làm Chính Tây tướng quân, Khai phủ nhất đồng tam tư, Lâm Hạ quận công. Ông dần nắm được quyền hành trong triều và thực hiện ba cuộc Bắc phạt. Sau khi trở lại triều đình, ông đã nắm hết binh quyền, trở thành quyền thần đối xử hoàng tộc nhà Tư Mã như cách nhà Tư Mã đối xử với họ Tào. Hoàn Ôn phế bỏ Tư Mã Dịch khỏi ngôi hoàng đế, biếm làm Đông Hải vương rồi đón Tư Mã Dục vào triều làm Tấn Văn Giản đế. Con trai của Hoàn Ôn là Hoàn Huyền thì đúng kiểu Tào Phi và Tư Mã Chiêu sau khi lên thay cha đã phế luôn vua Tấn lập ra triều đại Hoàn Sở.

Hơn 1800 năm qua, có hàng ngàn danh nhân, bậc hiền tài, nhưng chỉ có Hoàn Ôn nhìn thấu trận pháp bát quái của Gia Cát Lượng. Tuy nhiên, Hoàn Ôn biết sẽ tốn quân hao sức, gặp rủi ro khi vào trận đồ nên chọn đi đường vòng, thành công tiêu diệt Thành Hán.

Câu hỏi đặt ra là Liệu bát quái hay Thạch trận có hư cấu quá không. Việc Hoàn Ôn né trận đồ bát quái của Gia Cát Lượng là thật nhưng bất quá là vì ông thấy địa thế ở đây dễ dính mai phục và lòng quân bất an nên đi đường vòng để ổn định lòng quân cho mục tiêu lớn là đánh Ba Thục.

Và qua những ghi chép lịch sử, chúng ta biết Bát Quái trận là có thật. Trận pháp là tổng hợp kiến thức về thiên văn và địa lý để tăng uy lực của nó.

Thứ nhất là đối phương phải mò mẫm còn ta nắm bắt địa thế có thể đánh bất ngờ. Bởi vì lực lượng của ta đã được huấn luyện, họ biết rất rõ trận pháp và con đường trong trận pháp cũng không xa lạ. Nhưng với đối phương sau khi tiến vào, họ không thể phân biệt được phương hướng như một mê cung, điều này có lợi cho việc gây rối kế hoạch chiến đấu của họ.

Thứ hai là kiềm chế hành động của đối phương. Trong một đội hình hẹp, vũ khí dài không thể được sử dụng. Quân địch không biết điều này và họ gặp bất lợi khi cầm vũ khí lớn trong cảnh “giáo dài ngõ hẹp”. Trong trận đồ, ta biết vận dụng lợi thế linh hoạt của vũ khí nhỏ để “dùng đoản chế trường”.

Thứ ba là khi đối phương vào nơi mới không tránh khỏi sợ hãi vì chưa quen môi trường, còn ta đã quen địa hình. Vì vậy, khi đối phương sút giảm nhuệ khí, còn lực lượng ta tự tin thì chuyện 1 người địch 10 là có thật.

Trên thực tế, không khó để nhận thấy, việc bày binh bố trận của Gia Cát Lượng không chỉ là cách vận dụng binh pháp thông minh mà còn là cách đánh vào lòng người.

Ghi chép của Lam Công trong cuốn Khổng Minh Gia Cát Lượng phần Bát trận đồ

Bát Trận của Gia Cát phỏng theo Huỳnh Đế, Phong Hậu nhưng thực ra là điều sở đắc của Gia Cát do tâm pháp chớ không phải chỉ chuyên suy diễn từ tài liệu có sẵn.

Cho nên lũy đá xây ở trong cát, dọc ngang đều có tám, các lũy ấy được gọi là : Thiên Hoành, Địa Trục, Thiên Tiên Xung, Thiên Hậu Xung ; Địa Tiền Xung, Địa Hậu Xung thêm nữa gọi là Phong, gọi là Vân, đó là tên trận. Sáu mươi bốn là số trận nhiều hay ít, do sự nhân lên với nhau mà có số ấy. Các trận được bày ra dùng phương hướng, sắp ra theo đúng vị thứ. Hai mươi bốn trận du binh, ở sau sáu mươi bốn trận, có tên là Khuớc Nguyệt Trận. Khi mở hay đóng, làm hay nghỉ, phân cách các đội cũng giống như bát trận. Vào lúc hạ dinh, vây bọc che chở ở đằng sau, ra vào nhanh chóng, đối phó với địch để giữ phần thắng, đó là sự kết hợp của tổng đồ vậy. Nếu phân chia trong ngoài thành ra Thiên Phúc, Địa Tái phân chia bên trái bên phải thành ra Phong Dương, Vân Thùy; phân chia bốn góc trước sau thành ra Long Phi, Hổ Dực, Điểu Tuờng, Xà Bàn đó là cách biến hóa của Bát Đồ vậy. Khi hợp lại chẳng liền nhau mà bao hàm vô tận, khi biến hóa chẳng hề biến hóa vô ích mà có thể đối ứng với địch quân từ mọi phương (đến đánh), vững bền như bàn đá, hễ chạm vào là bị tan vỡ, mạnh mẽ dữ dội như ngọn lửa bùng cháy, hễ phạm vào là bị đốt thiêu…

Võ Hầu đã mất rồi, mà trận đồ ở tại thành Bạch Đế thuộc châu Ngư Phúc, vẫn còn vững chắc như trước. Vào đời Tấn, Mã Long dùng ba ngàn bộ tốt, các đồ dùng phá cây cối lên tới mấy vạn xe ngựa để khôi phục Lương Châu lại như cũ, đó là để khảo cứu trận đồ ấy.

Đông Lai Lam Công lấy tư cách là Thủ Hiến Đại Độ, coi binh Hán Trung, tưởng mến Võ Hầu, khiến người đến Ngư Phúc vẽ hình các lũy đá để mà xem xét kỹ ràng, và hơn nửa suy luận, hỏi han, bàn bạc, nghiên cứu lâu ngày, bỗng nhiên một hôm kia gần như là hiểu được ý tứ cốt yếu, lại gặp được Long Chính là kẻ sĩ tại Võ Đô hiểu rõ cách tập luyện trận đồ, cùng bàn luận thì hợp ý nhau, thưởng thức sâu xa hơn, bèn khiến lấy đá nhỏ bày sau sảnh đường, sắp kết hợp vào nhau, lại dời đi để biến hóa, cách kết hợp và biến hóa do thuận tay mà thành, lấy phép tắc ở đó mà dạy các tướng sĩ, xét nghiệp các điều có thể làm được, bèn viết lời giảng trận đồ, nhờ đó mà lời giảng cũ được rõ thêm, mà về các cách bày trận, biến trận thì thực là phát minh ra được cái gì chưa từng được phát minh, ấn loát thành sách, từ tướng lãnh cho tới sĩ tốt, mỗi người cấp cho một bản, để mà đọc tụng và tập luyện, chẳng bao lâu mà được tinh thục, khí thế chống địch, muôn lần hơn ngày thường vậy.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'xé rào' bán hàng ở Việt Nam: Cần tăng cường phòng vệ thương mại
"Cơn bão" Temu không chỉ là hiện tượng mua sắm trực tuyến mà còn là lời cảnh báo về những thách thức trong quản lý và bảo vệ nền kinh tế nội địa.
Đừng bỏ lỡ
  • Nga thực hiện đợt không kích quy mô lớn vào Ukraine
    12 phút trước Chuyển động
    Trang Kyiv Independent vào rạng sáng 17.11, Nga thực hiện đợt không kích bằng tên lửa lẫn máy bay không người lái (UAV) vào nhiều khu vực của Ukraine khiến ít nhất 5 người thiệt mạng cùng hơn 15 người bị thương.
  • Hãy chạy chậm lại vì tương lai trẻ thơ
    1 giờ trước Theo dòng thời sự
    Đó là một trong những nội dung tuyên truyền do Ủy ban An toàn quốc gia phát động trên toàn quốc nhằm thúc đẩy nhận thức của tài xế khi điều khiển xe, đặc biệt là khi đi qua khu vực trường học.
  • Robot AI ‘bắt cóc’ 12 robot lớn
    2 giờ trước Khoa học - công nghệ
    Trang Oddity Central cho biết trong tuần qua, mạng xã hội Trung Quốc xôn xao về vụ việc một robot nhỏ thuyết phục 12 robot lớn bỏ việc đi theo nó.
  • Làn sóng người nổi tiếng từ bỏ mạng X
    4 giờ trước Khoa học - công nghệ
    Trang The Hollywood Reporter ghi nhận vài tuần qua có rất nhiều diễn viên, đạo diễn, nhạc sĩ, nhà báo cùng người nổi tiếng khác từ bỏ mạng xã hội X chuyển sang nền tảng đối thủ Bluesky.
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu chuyến công tác tại Brazil
    5 giờ trước Theo dòng thời sự
    Sàng nay 17.11 (theo giờ VN), chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Rio de Janeiro (Brazil), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil từ ngày 16 - 19.11 theo lời mời của Tổng thống Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024 Luiz Inacio Lula da Silva và phu nhân.
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Danh tướng duy nhất "đọc vị" được Bát trận đồ của Gia Cát Lượng