Người Trung Quốc trong nhiều thiên niên kỷ đã đề cao việc “trị thủy” để kiểm soát lũ lụt, tưới tiêu và giao thông thủy. Đối với các nhà cai trị trong lịch sử của Trung Quốc, khả năng “trị thủy” không chỉ cứu dân và mang lại sự thịnh vượng mà còn mang lại tính chính danh cho triều đại của họ. Các thiên tai được xem là dấu hiệu cho thấy hoàng đế đã mất đi thiên mệnh, không được lòng trời.

Đập Tam Hiệp: Từ tham vọng thiên mệnh đến thiên tai bẽ bàng với Trung Quốc

Anh Tú | 25/08/2020, 11:32

Người Trung Quốc trong nhiều thiên niên kỷ đã đề cao việc “trị thủy” để kiểm soát lũ lụt, tưới tiêu và giao thông thủy. Đối với các nhà cai trị trong lịch sử của Trung Quốc, khả năng “trị thủy” không chỉ cứu dân và mang lại sự thịnh vượng mà còn mang lại tính chính danh cho triều đại của họ. Các thiên tai được xem là dấu hiệu cho thấy hoàng đế đã mất đi thiên mệnh, không được lòng trời.

Giấc mơ của Tôn, Tưởng vàMao, Đặng

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ sau Tôn Trung Sơn cũng không ngoại lệ, tấtđều mơ ước xây dựng một con đập lớn trên sông Dương Tử. Đây là con sông lớn thứ 3 thế giới (tính về lưu lượng nước) đã nhiều lần tàn phá 2 bờ Kinh Tương trong mùa lũ.

Trong một bản thiết kế mà Tôn Trung Sơn đặt ra cho công nghiệp Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1919, ông đã hình dung việc đắp đập Tam Hiệp để trịthủy và sẵn tiệncung cấp thủy điện cho cả nước.

Nhà lãnh đạo cách mạng đã qua đời trước khi đượcchứng kiến ​​giấc mơ này được thực hiện. Người kế nhiệm ông là Tưởng Giới Thạch tiếp tục nhiệm vụ vào những năm 1940, mời kỹ sư người MỹJohn L. Savage - người nổi tiếng với công trình về đập Hoover - khảo sát các thung lũng và thiết kế đập Tam Hiệp. Tưởng thậm chí đã gửi hàng chục kỹ sư Trung Quốc sang Mỹ để đào tạo, nhưng dự án đã bị bỏ dở trong cuộc nội chiến Quốc - Cộng.

Sau khi đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã tán thành dự án. Thậm chí,trong một bài thơ Mao còn viếtvề "những bức tường đá" và "một hồ nước phẳng lặng nhô lên trong những hẻm núi hẹp". Nhưng kế hoạch của ông đã bị gián đoạn bởi sự xáo trộn của Đại nhảy vọt và Cách mạng văn hóa.

Khi người kế nhiệm Đặng Tiểu Bình đưa ra ý tưởng một lần nữa vào cuối những năm 1970, nhưng ý tưởng đã bị một số nhà thủy văn học, trí thức và nhà môi trường hàng đầu phản đối mạnh mẽ. Những người này chỉ ra mất mát về con người và môi trường, từ việc di dời hàng triệu cư dân đến các mối đe dọa về thay đổi địa chất, môi trườnghủy hoại và chôn vùi các di chỉ khảo cổ học.

Ý tưởng về đập Tam Hiệp tiếp tục được tranh luận gay gắt trong suốt thập niêntiếp theo, thời điểm không khí chính trị tại Trung Quốc khoáng đạt nhất trong nửa cuối thế kỷ 20. Nhưng sau 1989, mọi thứ trở nên ngột ngạt hơn. Trong năm đó, cuốn sách Dương Tử! Dương Tử!có nội dung chỉ trích mạnh về dự án bị cấm phát hành, còn tác giả cuốn sách là nhà báo Dai Qing bị giam cầm.

Tự tin có thể thúc đẩy kế hoạch, chính phủ Trung Quốc năm 1992 đã đưa dự án làmđập ra bỏ phiếu trước Quốc hội. Kết quả là khoảng một phần ba số đại biểu quốc hội không tán thành nhưng không đủ ngăn phê duyệt xây dựng con đập. Nhưng dù sao, đây là một tỷ lệ chấp thuận thấp đáng kinh ngạc đối với một quốc hội thường có tính “nhất trí cao”.

Một số đại biểu cho biết họ đã bị “che mắt” khi đập Tam Hiệp đột nhiên xuất hiện trong chương trình nghị sự của Quốc hội mà không được thông báo trước. Yang Xinren, một đại biểu đến từ tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc hé lộ: "Đa số các đại biểu không được thông báo đầy đủ về các khía cạnh kỹ thuật của dự án. Vì vậy, dù chúng tôi bỏ phiếu theo cách nào, chúng tôi cũng bỏ phiếu trong mù quáng”.

Tại sao con đập lại gây tranh cãi?

Một trong những khía cạnh gây tranh cãi nhất của dự án lớn này là cái giá mà cư dân hai bên bờ sông phải trả. Để dọn đường cho hồ chứa khổng lồ của con đập, khoảng 1,4 triệu người đã phải bỏ nhà cửa, sản nghiệp mà tổ tiên họ đã gây dựng từ nhiều đời. Việc xây dựng đập Tam Hiệp khiến số người di dời nhiều hơn so với 3đập lớn nhất của Trung Quốc trước đó gộp lại. Hồ chứa đã nhấn chìm hai thành phố, 114 thị trấn và 1.680 ngôi làng dọc theo bờ sông.

Những người dân bị di dời đã phàn nàn về việc đền bù không thỏa đáng và thiếu đất canh tác cũng như việc làm sau khi di dời. Nhiều người đã cáo buộc chính quyền địa phương biển thủ quỹ tái định cư. Năm 2013, chính phủ Trung Quốc thừa nhận rằng một số quỹ đã bị biển thủ hoặc sử dụng sai mục đích.

Nhiều người cũng phải đối mặt với việc giảm thu nhập. Theo Chen Guojie, một học giả tại Học viện Khoa học Trung Quốc do chính phủ hậu thuẫn, thu nhập của các gia đình trong diện di dờiđã giảm 20% sau khi tái định cư. Lý do: họ buộc phải từ bỏ những vùng đất ven sông màu mỡ để dọn lên những sườn núi dốc và chông chênh kém màu mỡ

Con đập cũng đã có tác động địa chất nghiêm trọng. Các quan chức và chuyên gia Trung Quốc đã thừa nhận tại một diễn đàn vào năm 2007 rằng đập Tam Hiệp đã gây ra một loạt các vấn đề sinh thái, bao gồm cả lở đất thường xuyên hơn.

"Sức nặng khổng lồ từ nước trữ tại đập Tam Hiệp đã bắt đầu gây xói mòn bờ sông Dương Tử ở nhiều nơi. Sự dao động thường xuyên của mực nước, đã gây ra một loạt vụ lở đất", báo cáo của Tân Hoa xã dẫn lời các quan chức và chuyên gia hồi 2007.Các nhà địa chất cho biếtnước trong hồ chứa làm xói mòn chân các vách đávà sự dao động của mực nước làm thay đổi trọng lượng của hồ chứa và áp lực lên các sườn núi, gây mất ổn định cho nền cơ sở.

Thảm họa đầu tiên xảy ra vào năm 2003, ngay sau khi hồ chứa được chứađầy lần đầu tiên. Khi nước lên tới 135 mét, lở đất bắt đầu xảy ra. Vài tuần sau, trên một nhánh của Tam Hiệp, một mảng núi lớn bị lở rơi xuống sông, khiến 24 người tử vong, phá hủy 346 ngôi nhà và hơn 20 chiếc thuyền bị lật.

Con đập, nằm gần hai đường đứt gãy địa tầnglớn, cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến gia tăng các trận động đất trong khu vực. Các nhà khoa học cho rằng trọng lượng của hồ chứa lớn và nước thẩm thấu xuyên qua các tảng đá bên dưới có thể gây ra động đất ở các khu vực vốn đã chịu áp lực kiến ​​tạo.

Theo một nghiên cứu của Cục Quản lý động đất Trung Quốc, trong 6 năm sau khi hồ được chứa đầy vào tháng 6.2003, đã có 3.429 trận động đất được ghi nhận dọc theo hồ chứa. Con số này quá lớn nếu so sánh vớisố trận động đất được ghi nhận từ tháng 1.2000 đến tháng 5.2003 chỉ 94.

Một mối quan tâm lớn khác là con đập đãngăn chặn trầm tích. Bằng cách cắt dòng chảy của sông Dương Tử, con đập đã giữ lại một lượng phù sa khổng lồ. Điều này không chỉ làm giảm khả năng kiểm soát lũ của nó khi phù sa lấp dầnhồ chứa, mà nguy hiểm hơn nó còn gây ra xói mòn đáng kể ở hạ lưu.

Nỗi lo không chỉ dừng ở đó. Chỉ vài ngày sau khi hồ chứa được lấp đầy lần đầu tiên vào năm 2003, người ta đã phát hiện ra 80 vết nứt lớn trên mặt bê tông của đập Tam Hiệp. Các quan chức vào thời điểm đó một mặt cho biết các vết nứt không phải là mối đe dọa đối với con đập, nhưng mặt khác lạicho rằng nó có thể gây rò rỉ nếu không được sửa chữa.

Đối với những ai còn nhớ vụ sập 62 con đập ở tỉnh Hà Nam năm 1975, những vết nứt ở đập Tam Hiệp là điều ám ảnh đáng sợ. Sự kiện vỡ đậptrong mưa bãonăm 1975 đã khiến hơn 26.000 người thiệt mạng. Năm nay, khi lũ lụt trở nên tồi tệ hơn, tin đồn về sự biến dạng của đập Tam Hiệp lại nổi lên.

Vào năm 2011, chính phủ Trung Quốc thừa nhận đập Tam Hiệp đã tạo ra một loạt vấn đề lớn. Chính phủ Trung Quốc cho biết“Dự án Tam Hiệp mang lại những lợi ích toàn diện to lớn, nhưng có những vấn đề cấp bách cần được giải quyết, như ổn định và cải thiện điều kiện sống cho người dân tái định cư, bảo vệ môi trường và ngăn ngừa thảm họa địa chất”.

Anh Tú (theo CNN)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đập Tam Hiệp: Từ tham vọng thiên mệnh đến thiên tai bẽ bàng với Trung Quốc