Viện Khoa học thủy lợi miền Nam dự báo từ rằm tháng giêng độ mặn trên nhiều con sông ở ĐBSCL sẽ bước vào thời kỳ ảnh hưởng cao điểm.

ĐBSCL: Độ mặn trên sông chuẩn bị lên cao trong rằm tháng giêng

Nguyên Việt | 20/02/2021, 14:24

Viện Khoa học thủy lợi miền Nam dự báo từ rằm tháng giêng độ mặn trên nhiều con sông ở ĐBSCL sẽ bước vào thời kỳ ảnh hưởng cao điểm.

Ngày 20.2, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam vừa phát đi thông tin dự báo tình hình nguồn nước ở ĐBSCL. Đồng thời cập nhật ảnh hưởng việc giảm xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc). Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nguồn nước của ĐBSCL.

a1-dong-song-can-tro-day.jpg
ĐBSCL đang chuẩn bị đón đợt mặn cao điểm trong năm 2021- Ảnh: Nguyên Việt

Theo đó, việc giảm xả đã qua thời kỳ ảnh hưởng lớn nhất (đợt 1 từ 8- 16.2.2021, đúng dịp tết). Mực nước sông Mekong ở lưu vực ÐBSCL đang xuống thấp, tình hình xâm nhập mặn sắp bước vào thời kỳ ảnh hưởng cao điểm cuối tháng 2 do xả thấp kéo dài kết hợp triều cường.

Dự báo từ ngày 25-28.2 (trùng với kỳ rằm tháng giêng), mặn sẽ tiếp tục lên cao đợt 2. Độ mặn 4 gam/lít có thể xâm nhập vào sâu trên dòng chính, các cửa sông Cửu Long 48-70 km,75-90 km trên sông Vàm Cỏ và 50-55 km trên sông Cái Lớn.

Do ảnh hưởng mưa trái mùa trong những ngày đầu tháng 2 nên mức độ ảnh hưởng xâm nhập mặn bớt căng thẳng hơn so với dự báo trước đó, tuy nhiên đề phòng gió chướng mạnh có thể làm tăng mặn đột ngột trên các cửa sông Cửu Long.

Tuần qua, dòng chảy thượng nguồn sông Mekong có xu thế ổn định và tăng nhẹ. Dòng chảy đầu nguồn sông Cửu Long có xu thể giảm theo triều. Mùa kiệt năm 2021, lượng xả nước mùa khô 2020-2021 từ khu vực Trung Quốc xuống hạ lưu dự báo trên dưới 1.000 m³/s. Mưa hạ lưu vực không đáng kể, dự báo dòng chảy về đồng bằng giảm, mặn có xu hướng tăng dần trong tháng 1 và các tháng đầu mùa khô.

Trước tình hình đó, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam khuyến cáo các địa phương vùng ÐBSCL cần chủ động các biện pháp phòng chống hạn mặn từ bây giờ, như vận hành hệ thống công trình thủy lợi hợp lý. Tăng cường khả năng lấy nước ngay khi có thể, hạn chế tiêu thoát, đảm bảo tích trữ nước trước khi các ảnh hưởng gia tăng từ thượng nguồn về.

Đồng thời tăng cường công tác giám sát mặn, cập nhật các bản tin dự báo thường xuyên để điều chỉnh kế hoạch sản xuất, lấy nước phù hợp với các diễn biến nguồn nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
11 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ĐBSCL: Độ mặn trên sông chuẩn bị lên cao trong rằm tháng giêng