Lúc nửa đêm, những ánh đèn chiếu loạn xạ và cả rừng người hăng say lao động. Bất chấp mưa giông hay sương giá, họ quần quật làm việc đến trắng đêm.

Để được hành, nhiều người dân chỉ ra đồng vào… ban đêm

Thanh Tuấn | 05/03/2017, 13:35

Lúc nửa đêm, những ánh đèn chiếu loạn xạ và cả rừng người hăng say lao động. Bất chấp mưa giông hay sương giá, họ quần quật làm việc đến trắng đêm.

Vất vả làm đêm và sống chết vì… hành

Ngôi làng nằm ven sông Hậu thuộc xã Tân Bình, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long này bao đời nay chuyên canh cây hành lá. Dân trong làng “sống” và “chết” đều vì hành. Đã có nhiều người giàu lên và không ít hộ dân tán gia bại sản vì hành. Tuy nhiên,điều đặc biệt ở xứ sở này là người trồng lẫn người thu hoạch hành đều ra đồng ban đêm.

Ông Nguyễn Văn Trí, cán bộ Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn H.Bình Tân cho biết, đặc thù của huyện là chuyên canh rau màu, trong đó có cây hành lá. Hành do nông dân trồng bán ra nhiều nơi và được chia làm 2 loại chính, đó là hành lặt và hành lột.

Hành lặt là khi thu hoạch người lao động chỉ lặt bớt lá ủ, lá già héo và gãy, bụi hành còn chừa lại bộ rễ. Còn hành lột là loại làm sạch cả rễ. Hành lột thì thu hoạch ban ngày và thường bán về chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM). Còn hành lặt toàn bộ phải thu hoạch về đêm, để kịp cung ứng cho các chợ nhóm phiên sáng ở TP.Cần Thơ, Sa Đéc (Đồng Tháp) và vùng lân cận…

Ông Trương Hồng Phúc, Trưởng ấp Tân Thới cho biết, nơi đây là “thủ phủ” hành lá. Toàn ấp có 131 ha đất nông nghiệp, thì đều trồng hành lá. Nghề này đã gắn bó mấy thập kỷ nay với người dân. Ở ấp có nhiều nhà chứa hành cho dân lao động lột mướn. Tuy nhiên, nặng nhọc nhất là khâu thu hoạch hành. Và điều lạ nhất so với trồng các loại hoa màu khác là dân trồng hành phải làm đêm.

Đội quân thu hoạch hành thuê hăng say lao động

Ông Trí kể, nông dân trồng hành thường ra đồng về đêm là do có một số việc làm vào ban ngày thì không hiệu quả. Cómột số loại sâu hại trên cây hành như sâu xanh da láng ban ngày khó tiêu diệt. Ban đêm chúng mới bò ra nên nông dân buộc phải xịt thuốc về đêm.

Hơn nữa, vào những ngày mưa bão, xịt thuốc trừ sâu bệnh ban ngày bị nước mưa rửa trôi. Từ đó, có nhiều nông dân chuyển sang phun xịt thuốc về đêm. “Vụ đông xuân này toàn huyện có 750 ha trồng hành lá, trong đó xã Tân Bình là “thủ phủ” với diện tích 295 ha.

Hiện nay nông dân thu hoạch được 379 ha và bán với giá 400.000đ/tạ (tương đương 60 kg). Giá hành đang rớt nên không lời nhiều. Trong khi nghề trồng hành làm đêm vất vả. Chuyện nông dân ra đồng vào ban đêm xem ra cũng lạ”, ông Trí nói.

Trắng đêm dầm sương thu hoạch hành

Ông Huỳnh Văn Hường (50 tuổi, ấp Tân Thới) làm đội trưởng của 14 “lính” nên có trách nhiệm tập hợp họ cùng đi thu hoạchhành. Khoảng 21 giờ đêm, trong lúc xóm làng các nơi người người đang yên giấc, thì vợ chồng ông Hường chuẩn bị đồ nghề ra đồng. Đêm nay, đám hành ông Hường lãnh nhổ thuê, ở cách nhà chừng 3 cây số.

Bó hành

Ông Hường cùng chúng tôi cuốc bộ theo con lộ nông thôn, vào nhiều con đường đất ngoằn ngoèo để ra đồng. Trên đường đi, dân làm thuê xuất hiện ở đầu kênh này, cây cầu nọ, từ từ họp lại cùng ra đồng. Khoảng nửa giờ sau, đội quân thu hoạch hành đã đến nơi. Ông Hường và nhiều người - đêm ấy có 10 phụ nữ và 4 nam -nhanh chân bước vào đám hành để làm việc.

Từ chiều, chủ đám hành đã tưới nước cho đất xốp nhằm để giúp việc nhổ hành dễ dàng hơn. 4 người nam tay chân liếnthoắng nhổ nhanh những bụi hành chất trên luống đất. Phụ nữ chia nhau lặt, trên đầu ai cũng đội đèn. Người nhổ, người lặt ì xèo trong đêm trên cánh đồng. Đèn chiếu loạn xạ kèm tiếng nói cười phá tan không khí yên tĩnh của đêm đen. Họ lao động nhộn nhịp chẳng khác ngôi chợ nhóm họp trên cánh đồng lúc nửa đêm.

Thời gian dầntrôi, sương đêm phả xuống cánh đồng. Cảm giác se lạnh ùa đến. Mặc, những người nhổ hành mướn tay chân cứ liếnthoắng làm việc. Sau 2 giờ đồng hồ, toàn bộ đám hành cho năng suất khoảng 20 tạ đã được nhổ và lặt xong.

Lúc này, những người đàn ông xúm lại bó hành, rồi vác từ đám rẫy ra bờ kênh, khoảng đườngdài gần 1 cây số. Trên vai là những bó hành nặng 80 kg, họ bước nặng nhọc trên bờ đê khá nhỏ.

Ông Hường tâm sự: “Tui nặng có 55 kg mà phải vác bó hành tới 80 kg. Nhưng phải ráng làm vì mình nghèo. Nghề này thu nhập tuy không bằng nhiều nghề khác nhưng có việc làm mỗi ngày. Phải làm thâu đêm cho kịp 4 giờ sáng hôm sau giao cho lái.

Tháng nắng này còn đỡ. Vào mùa mưa, mưa dầm dề vẫn phải ra đồng ban đêm, trùm áo mưa nhổ hành. Rồi vác đi trên đê, có bịtrợt té hình hịch vẫn cố làm. Nghề "Trời đánh không chạy" mà. Lái mua hành mướn tụi tui nhổ, lặt, bó. Nếu giao hành trễ, họ bị trễ phiên chợ là mình… thất nghiệp”.

Khoảng 0 giờ, toàn bộ hành được đội quân thu hoạch mướn của ông Hường vác hết ra chất ở bờ kênh. Lúc này, phụ nữ bắt đầu cân và buộc hành thành những bó nhỏ, nặng 1 kg/bó. Rồi họ chất những bó hành nhỏ vào bọc nilon, phân thành mỗi bọc nặng 10 kg.

Vác hành đầy nặng nhọc

Sau khi thu hoạch xong đám hành ấy, đội quân ông Hường tiếp tục lội đồng đến thu hoạch một đám hành khác. Họ lao động xuyên suốt cho đến gần 4 giờ sáng, mới chất toàn bộ hành xuống ghe, cho lái chở ra chợ bán.

Hơn 4 giờ sáng hôm sau, những người lao động trên đồng ruộng trong màn đêm đã thấm mệt. Lủi thủi ra vềtrong đêm vắng, họ đi đến đâu chó sủa inh ỏi đến đó. Ngẫm lại thấy chưa có trồng cây gì mà phải thức thâu đêm như cây hành. Và cũng chưa có nơi nào kỳ lạ như ở xứ sở chuyên canh hành. Người dân ùn ùn ra đồng làm lụng kiếm sống xuyên đêm, mà ngày nào cũng như ngày nào. Cái nghề hết sức kỳ lạ.

Thức đêm vẫn nghèo

Ông Lý Văn Hoàng (50 tuổi, ấp Tân Thới, xã Tân Bình) cho hay, nghề trồng hành rất cực mà hên xui như đánh bài vì giá bấp bênh. Cây hành phù hợp thổ nhưỡng xứ này nên cả ấp dân có đất hay dân thuê mướn đất đều trồng hành.

Mỗi năm trồng được 4 vụ, nhiều người thu lợi vài chục triệu/ha/năm. Ông là người thường xuyên quảy bình xịt thuốc cho hành vào ban đêm. Dù cực nhưng làm riết rồi quen.

Chị Trần Thị Út Vân (37 tuổi, ấp Tân Thới) cho biết, trước đây gia đình chị trồng 8 công hành và bán bún riêu. Tuy nhiên,do nhiều người ăn bún thiếu chịu nên lỗ vốn phảigiải nghệ. 3 năm trước hành trồng bị sâu bệnh chết sạch nhiều vụ, rồi khi trúng mùa thì gặp cảnh rớt giá nên cũng bỏ nghề trồng hành. Hiện nay, chị cho mướn mảnh đất của gia đình. Do chồng chị bệnh nặng không còn lao động được nên giờ mình chị phải đi lặt hành thuê nuôi con.

Cân và bó hành

“Nghề này thức sáng đêm và chịu cảnh muỗi chích, bù mắt cắn. Mình mẩy dính đầy bùn, cònchân tay thì bị thúi móng. Mỗi lần mưa lớn hay gặp bão, sấm sét đùng đùng và lạnh run người cũng vẫn phải làm.Vì không làm thì không có hành giao cho lái. Hành tốt thì nhổ dễ và mau vô tạ, còn hành bệnh nhổ rất lâu, có khi ngủ gục trên đê”, chị Vân chia sẻ.

Ông Hường thổ lộ: “Vợ chồng tui làm nghề nhổ, vác, lặt, bó hành mướn hơn 10 năm. Trước đây vợ chồng tui chở ghe trái cây đi bán trên sông. Thếrồi buôn bán thua lỗ nên nghỉ. Nghề thu hoạch hành mướn đầy vất vảnhưng làm mãi vẫn nghèo.

Ngày nào gặp đám hành bị bệnh thì người nhổ thuê kiếm được gần trăm ngàn. Còn gặp đám hành trúng, nhổ mau vô tạ thì kiếm được 200.000 đồng/người. Nhờ chịu khó nên vợ chồng tui nuôi được thằng con trai út học đại học. Ráng cho nó học để đừng thức đêm lao động cật lực mà tiền bạc chẳng là bao như vợ chồng tui”.

Hằng Thúy
Bài liên quan
Vĩnh Long có tân Bí thư Tỉnh ủy
Chiều 18.1, Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Để được hành, nhiều người dân chỉ ra đồng vào… ban đêm