Chính phủ Indonesia đang lên kế hoạch thu thuế giá trị gia tăng (VAT) từ các công ty kỹ thuật số nước ngoài như Google, Facebook, Amazon, Twitter, Netflix… vốn không có trụ sở ở nước này, song lại đang có doanh thu từ người tiêu dùng Indonesia.

Đến lượt Indonesia cố gắng tìm cách thu thuế từ Google, Facebook

01/12/2019, 21:56

Chính phủ Indonesia đang lên kế hoạch thu thuế giá trị gia tăng (VAT) từ các công ty kỹ thuật số nước ngoài như Google, Facebook, Amazon, Twitter, Netflix… vốn không có trụ sở ở nước này, song lại đang có doanh thu từ người tiêu dùng Indonesia.

Ảnh minh họa từ Internet

Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết nội dung trên sẽ được lồng ghép trong Dự luật gồm nhiều mục về thuế (omnibus) nhằm cung cấp các cơ sở pháp lý mạnh mẽ hơn cho Chính phủ Indonesia để đánh thuế các công ty hoạt động dựa trên nền tảng kỹ thuật số.

Theo dự luật mới này, đối với hiện tượng được gọi là “nền kinh tế kỹ thuật số xuyên biên giới”, định nghĩa về một “cơ sở thường trú” sẽ không còn dựa trên sự “hiện diện vật lý”. Nói một cách đơn giản, ngay cả khi không mở bất kỳ văn phòng nào ở Indonesia thì các công ty nói trên (Google, Facebook, Amazon, Twitter, Netflix...) vẫn có nghĩa vụ trả thuế do có những tác động quan trọng đối với nền kinh tế nước này.

Hơn nữa, các công ty hoạt động dựa trên nền tảng kỹ thuật số sẽ được xem là “đối tượng chịu thuế nước ngoài”. Điều này buộc họ phải thu thuế VAT từ các hoạt động kinh tế được thực hiện ở Indonesia và nộp lại cho cơ quan thuế nước sở tại.

Được sửa đổi lần cuối vào năm 2000, luật thuế hiện hành của Indonesia quy định chỉ các công ty có trụ sở tại Indonesia mới phải nộp thuế. Điều này khiến nhiều công ty kỹ thuật số nước ngoài không phải nộp thuế VAT khi cung cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng tại Indonesia như đối với các đối tác địa phương.

Với việc sửa đổi luật thuế, Indonesia đang theo chân Singapore và Úc - hai quốc gia vừa triển khai cái gọi là "Luật Netflix". Trong khi đó, các chính phủ trên khắp thế giới cũng đang cố gắng tìm cách thu thuế từ những dịch vụ truyền thông trực tuyến hàng đầu và các công ty tương tự.

Cũng theo Bộ trưởng Indrawati, Chính phủ Indonesia cũng đang tìm cách cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 25% hiện nay xuống 22% vào năm 2021 và 20% vào năm 2023. Điều này sẽ giúp Indonesia tránh một cú sốc về giảm doanh thu thuế.

Bộ trưởng Indrawati cũng cho hay Chính phủ Indonesia sẽ cắt giảm thuế thu nhập đối với tiền lãi ngân hàng, từ 20% hiện nay xuống mức chưa được tiết lộ.

Chính phủ nước này cũng sẽ điều chỉnh tiền phạt thuế, từ mức lãi suất cố định 2% mỗi tháng hiện nay xuống tương đương mức lãi suất chuẩn hiện hành. Theo Bộ trưởng Indrawati, chính phủ hy vọng chương trình mới sẽ giảm bớt gánh nặng cho những người vi phạm về thuế và khuyến khích họ trả tiền. Ngược lại, mức bồi thường của cơ quan thuế cho người nộp thuế cũng sẽ dựa trên lãi suất chuẩn.

Theo TTXVN

Bài liên quan
U.23 châu Á: Indonesia vào tứ kết, Thái Lan trong thế kẹt không dám thắng Tajikistan
Indonesisa đã trở thành đội thứ 6 giành quyền lọt vào tứ kết giải U.23 châu Á sau khi thắng Jordan 4-1 ở lượt quyết định.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đến lượt Indonesia cố gắng tìm cách thu thuế từ Google, Facebook