Diên Hy Công Lược là phim truyền hình Trung Quốc có nhiều lượt tìm kiếm nhất trong năm 2018 nhưng bị dừng chiếu. Phải chăng vì phim quá thành công nên "bị đâm sau lưng" hệt như tinh thần cung đấu? Cho đến giờ thì chưa có thông báo chính thức nào về việc này, nhưng dường như điều làm cho nhà cầm quyền Trung Quốc khó chịu là một tấm bản đồ...

Diên Hy Công Lược bị dừng chiếu và tấm bản đồ tự phơi bày sự thật ở Biển Đông

13/02/2019, 07:58

Diên Hy Công Lược là phim truyền hình Trung Quốc có nhiều lượt tìm kiếm nhất trong năm 2018 nhưng bị dừng chiếu. Phải chăng vì phim quá thành công nên "bị đâm sau lưng" hệt như tinh thần cung đấu? Cho đến giờ thì chưa có thông báo chính thức nào về việc này, nhưng dường như điều làm cho nhà cầm quyền Trung Quốc khó chịu là một tấm bản đồ...

Tấm bản đồ tự phơi bày sự thật

Bộ phim truyền hình thể loại cung đấu Diên Hy Công Lược lên sóng truyền hình Chiết Giang mới đây đều bị dừng chiếu. Báo điện tử Sina cho hay hiện tượng này liên quan tới bài viết "chỉ tội" phim cung đấu đăng trên Weibo chính thức của Nhật báo Bắc Kinh hôm 25.1

Theo BBC, phim được stream hơn 15 tỷ lượt trên mạng iQiyi, hay Netflix của Trung Quốc, và trở thành một trong những phim được xem nhiều nhất trên mạng trong 39 ngày liền. Nhưng tất cả đã thay đổi vào cuối tháng 1 khi một bài báo trên truyền thông nhà nước chỉ trích "ảnh hưởng tiêu cực" của các bộ phim về hoàng cung. Tất cả bắt đầu khi tạp chí Theory Weekly đăng bài chỉ trích các phim cổ trang nói chung và đặc biệt là Diên Hy Công Lược nói riêng.

Bài báo liệt kê một số "ảnh hưởng tiêu cực" lên xã hội Trung Quốc của những bộ phim này, chẳng hạn cổ súy lối sống xa xỉ và hưởng lạc, khuyến khích sự ngưỡng mộ đối với cuộc sống hoàng cung, ca ngợi các hoàng đế ngày xưa, những người phủ bóng các vị anh hùng ngày nay. Và không lâu sau, phim Diên Hy Công Lược đã bị dừng chiếu.

Điều này khiến khá nhiều người thắc mắc vì đây là bộ phim được đầu tư công phu về cả kịch bản, trang phục, diễn viên và được chào đón rộng rãi ở nước ngoài mà lại bị dừng chiếu? Tại sao một bộ phim có lợi ích lớn trong việc quảng bá văn hóa, lịch sử Trung Hoa lại bị ghẻ lạnh?

Ngày 15.12, trang QQ đưa tin bộ phim Diên Hy công lược do công ty của biên kịch Vu Chính sản xuất đã bán được bản quyền phát sóng ở hơn 90 quốc gia. Bộ phim thu về số tiền bản quyền là khoảng 300 triệu NDT ( 1.011 tỷ đồng). Doanh thu từ quảng cáo của Diên Hy công lược cũng đạt ít nhất 210 triệu NDT (708 tỷ đồng). Diên Hy Công Lược cũng trở thành phim truyền hình Trung Quốc có nhiều lượt tìm kiếm nhất trong năm 2018. Phải chăng vì phim quá thành công nên "bị đâm sau lưng" hệt như tinh thần cung đấu? Cho đến giờ thì chưa có thông báo chính thức nào về chuyện này nhưng nếu chiếu tiếp thì có vẻ Trung Quốc sẽ mất mặt vì một tấm bản đồ.

Bản đồ khá lớn trước mặt vua Càn Long

Cực nam bản đồ chỉ dừng ở đảo Hải Nam

Có một điều mà rất nhiều người từng xem Diên Hy Công Lược để ý là trong phim có chi tiết vua Càn Long dàn tấm bản đồ trị thủy của nhà Đại Thanh. Theo quan sát, đó là một tấm bản đồ rất rộng nhưng chỉ gồm có mỗi Trung hoa đại lục cùng với 2 hòn đảo Đài Loan, Hải Nam. Tuyệt nhiên, không có quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa trên bản đồ này khi đáy bản đồ, tức cực nam lãnh thổ Đại Thanh trên bản đồ chỉ là đảo Hải Nam. Có thể thấy là trong mắt triều đình Đại Thanh thì họ không hề để ý đến phần hải đảo vốn không phải là của họ nên bản đồ trải ra trước mặt nhà vua chẳng có quần đảo nào trên Biển Đông cả.

Bản đồ mà đoàn làm phim show ra thì rất đúng về lịch sử, phù hợp với 4 cuốn atlas do nhà Thanh và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc xuất bản gồm: Trung Quốc địa đồ (xuất bản năm 1908), Trung Quốc toàn đồ (xuất bản năm 1917), Trung Hoa bưu chính dư đồ (xuất bản năm 1919) và Trung Hoa bưu chính dư đồ (xuất bản năm 1933). Các atlas này là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh vạch ra vào năm 1906 và được chính phủ Trung Hoa dân quốc kế tục vào các năm sau đó. Các bản đồ được lập chi tiết ở từng tỉnh, thể hiện rõ các con đường vận chuyển thư từ, công văn trong các tỉnh, thành của Trung Quốc. Cương giới cực nam của Trung Quốc trong các atlas này luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không hề nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa. Chỉ có điều nó lại không phù hợp với bản đồ lưỡi bò mà Trung Quốc ngày nay tuyên truyền.

Chi tiết bản đồ trong Diên Hy Công Lược đúng là thứ mà Trung Quốc đã tự "show hàng" cho thế giới thấy trong lịch sử trước đây, chính quyền không hề quan tâm các quần đảo ở Biển Đông. Nó trái hẳn với những bài báo mà truyền thông Trung Quốc ngày nay nói về cái gọi là liên hệ lịch sử của người Trung Quốc với "Tây Sa" hay "Nam Sa".

Trước đó, Diên Hy Công Lược cũng giúp người Trung Quốc thức tỉnh về kiến thức lịch sử ở Biển Đông. Vào giữa năm ngoái, khi bộ phim đang hot thì các diễn đàn phim của người Việt Nam còn chiếu nhanh hơn Trung Quốc. Để xem trước, nhiều người Trung Quốc phải mò vào các trang phim của người Việt. Nhưng trước khi xem phim, họ phải trả lời các câu hỏi liên quan đến chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa. Chỉ có người nào trả lời đúng sự thật lịch sử với đáp án Việt Nam thì mới được vào xem.

Các bằng chứng lịch sử của Việt Nam cho thấy cha ông ta từ xưa đã khẳng định chủ quyền một cách liên tục ở Hoàng Sa và Trường Sa từ trước khi người Mãn Thanh nhập quan thống trị Trung Quốc vào năm 1644 chứ không phải là đợi đến khi Càn Long đăng cơ năm 1735.

Báo Đại đoàn kết cho hay: Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.

Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được hiện giờ rất phong phú. Những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng...

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Diên Hy Công Lược bị dừng chiếu và tấm bản đồ tự phơi bày sự thật ở Biển Đông