Những năm gần đây biến đổi khí hậu ảnh hưởng nặng nề đến trồng trọt; rừng ngày một thu hẹp diện tích, sản vật rừng cạn kiệt nên cuộc sống người dân khó khăn.

Diện tích rừng thu hẹp, chính quyền địa phương khuyến khích bà con đi làm công nhân

Hồ Đông | 20/07/2022, 11:59

Những năm gần đây biến đổi khí hậu ảnh hưởng nặng nề đến trồng trọt; rừng ngày một thu hẹp diện tích, sản vật rừng cạn kiệt nên cuộc sống người dân khó khăn.

"Sản vật rừng ngày một “cạn kiệt”, nông sản làm ra khó bán hoặc mất mùa, mất giá nên ngày càng nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đi làm công nhân để cải thiện kinh tế gia đình", đó là nhận định trên báo Bình Thuận về thực trạng lao động hiện nay.

Bà Huỳnh Thị Thu Ngân – Trưởng phòng Lao động Thương binh - Xã hội huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: "Tính riêng Công ty TNHH Quốc tế Right Rich ở Khu công nghiệp (KCN) Hàm Kiệm, Hàm Thuận Nam đã có 2.000 công nhân đang làm việc, chưa kể ở các khu công nghiệp như Phan Thiết và ngoài tỉnh. Trong đó có khá nhiều người dân tộc thiểu số đang làm việc ở đây".

Cả huyện Hàm Thuận Bắc, có 16.548 người đồng bào dân tộc thiểu số.

Toàn tỉnh Bình Thuận có hơn 100.000 người đồng bào dân tộc thiểu số Chăm, Cờ Ho, Rai, Raglay... trải đều ở các xã vùng cao trên địa bàn tỉnh. Họ sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt và đi rừng săn bắt, hái lượm. Những năm gần đây biến đổi khí hậu ảnh hưởng nặng nề đến trồng trọt; rừng ngày một thu hẹp diện tích, sản vật rừng cạn kiệt nên cuộc sống khó khăn.

Trước bối cảnh đó, các cấp, ngành địa phương quan tâm vận động đồng bào đi làm công nhân ở các KCN.

Họ không chỉ đi làm công nhân ở những KCN nội tỉnh gần nhà mà còn ngoài tỉnh như TP.HCM, Bình Dương với mong muốn đảm bảo kinh tế gia đình.

Đồng bào dân tộc thiểu số đang nỗ lực đến các KCN, tập tành làm công nhân, làm quen với máy móc hiện đại. Tuy vậy, vẫn còn không ít người chưa quen với môi trường làm việc nề nếp kỷ cương cao ở các KCN, chưa bắt kịp với nhịp sống mới nên vẫn bám rừng, bám nương rẫy, dù chính quyền địa phương nỗ lực động viên…

Bà Hoàng Thị Kha, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam cho biết: "Những năm qua chúng tôi đã khuyến khích bà con đi làm công nhân ở KCN Hàm Kiệm, thậm chí dẫn họ đến nơi, nhưng làm được vài hôm họ về, vì không quen môi trường làm việc", đồng thời cho biết sẽ tiếp tục vận động.

Theo kết quả 10 năm thực hiện chính sách xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số: tỷ lệ hộ nghèo, năm 2012 chiếm 32,47%, năm 2020 giảm xuống chỉ còn 14,26%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 tăng 1,52 lần so với năm 2015 (năm 2015: 24 triệu đồng, năm 2020: 36,5 triệu đồng). 100% hộ nghèo DTTS được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Theo báo Bình Thuận

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Diện tích rừng thu hẹp, chính quyền địa phương khuyến khích bà con đi làm công nhân