Do sự cố kỹ thuật khiến nhiều người mua online không thể truy cập để tham gia trong phiên đấu giá “Arts D'asie, Tableaux Modernes”, bức tranh “Chân dung mẹ tôi” của cố họa sĩ Nguyễn Nam Sơn đã bán với giá không như kỳ vọng.

Do sự cố kỹ thuật, tranh ‘Chân dung mẹ tôi’ của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn không bán được giá như kỳ vọng

Minh An | 31/03/2023, 17:44

Do sự cố kỹ thuật khiến nhiều người mua online không thể truy cập để tham gia trong phiên đấu giá “Arts D'asie, Tableaux Modernes”, bức tranh “Chân dung mẹ tôi” của cố họa sĩ Nguyễn Nam Sơn đã bán với giá không như kỳ vọng.

Sáng 31.3, bức tranh Chân dung mẹ tôi của họa sĩ Nam Sơn được bán trong phiên đấu giá "Arts D'asie, Tableaux Modernes" theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Theo nhà đấu giá Art Research Paris, đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ Nam Sơn. Bức tranh từng được dự đoán sẽ có giá kỷ lục, vượt bức tranh "Chân dung cô Phượng" của Mai Trung Thứ với 3,1 triệu USD.

Tác phẩm được bán với mức giá khởi điểm là 150.000 Euro. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi - cháu trai họa sĩ Nam Sơn chia sẻ trước giờ diễn ra phiên đấu giá, trang web Drouot gặp sự cố kỹ thuật khiến nhiều người mua online không truy cập để tham gia trả giá.

Một số người chỉ vào được khi "búa đã gõ". Ông cho rằng sự cố kỹ thuật là một trong những lý do khiến giá tranh không đạt được mức cao như kỳ vọng. Người mua bức tranh là người trực tiếp tham gia tại phiên đấu giá.

chandungmetoi.jpg
Tác phẩm "Chân dung mẹ tôi" có kích thước 170x103,5cm - Ảnh: Art Research Paris

Chân dung mẹ tôi được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, khắc họa bà Nguyễn Thị Lân ngồi trên ghế. Bà đội mũ khăn và khoác áo theo Phật giáo truyền thống, quanh cổ là chuỗi tràng hạt, ngực đeo kim khánh "Tiết hạnh khả phong" do vua Bảo Đại ban năm 1927, tay trên gối cầm quyển kinh.

Tác phẩm từng tham gia Triển lãm Thuộc địa Quốc tế Paris năm 1931 của trường Mỹ thuật Đông Dương, được giới thiệu tại triển lãm Salon năm 1932 của Hội Nghệ sĩ Pháp và đoạt huy chương bạc.

Bức tranh cũng từng được mua vào ngày 21.2.1933 và nằm trong bộ sưu tập của ông Sambuc - Chủ tịch Société des Français d'Indochine (Hội người Pháp tại Đông Dương)

Ngoài giá trị nghệ thuật, tác phẩm Chân dung mẹ tôi còn thể hiện tình cảm của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn dành cho mẹ.

Họa sĩ Nam Sơn là người con duy nhất của ông Nguyễn Văn Khang - Thư ký phủ Thống sứ Bắc kỳ và bà Nguyễn Thị Lân - thương gia ở phố Hàng Bạc. Năm họa sĩ 4 tuổi, cha đột ngột qua đời, mẹ ở vậy nuôi ông khôn lớn. Nam Sơn trở thành tên tuổi lớn của nền mỹ thuật Việt Nam bấy giờ. Công lao, sự hy sinh của bà dành cho con lan rộng tới triều đình. Năm 1927, bà được vua Bảo Đại ban cho kim khánh khắc bốn chữ "Tiết hạnh khả phong".

Nguyễn Nam Sơn (tên thật là Nguyễn Văn Thọ, 1890-1973) quê Hà Nội, là một trong những họa sĩ đầu tiên của hội họa đương đại Việt Nam. Ông cùng họa sĩ người Pháp Victor Tardieu đồng sáng lập Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ngoài ra, ông là giáo sư phụ trách chuyên ngành Đồ họa và Trang trí. Suốt sự nghiệp, ông sáng tác hơn 400 tác phẩm, đa dạng thể loại từ sơn dầu, lụa, thuốc nước đến mực nho, chì son. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như "Chợ Gạo bên sông Hồng", "Cò trắng và cá vàng", "Chân dung nhà nho", "Về chợ", "Thiếu nữ nông thôn".

Bài liên quan
TSMC giới thiệu công nghệ A16, cạnh tranh với Intel để tạo chip nhanh nhất thế giới
TSMC hôm 24.4 cho biết công nghệ sản xuất chip mới có tên A16 sẽ được ứng dụng thực tế vào nửa cuối năm 2026, tạo ra cuộc cạnh tranh với Intel về việc ai có thể tạo ra chip nhanh nhất thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Do sự cố kỹ thuật, tranh ‘Chân dung mẹ tôi’ của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn không bán được giá như kỳ vọng