Khi hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực chăn nuôi lo lắng trước những thách thức sẽ phải đối mặt khi vào TPP. Bộ trưởng bộ công thương Vũ Huy Hoàng cũng nhận định chăn nuôi là ngành khó khăn nhất khi Việt nam gia nhập TPP. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn lại không quá lo ngại với “sân chơi mới”. Phóng viên Duyên Dáng Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với doanh nhân Phạm Thị Huân - Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân về v

“Doanh nghiệp đã đi đến lòng người thì không sợ TPP”

Một Thế Giới | 08/11/2015, 14:47

Khi hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực chăn nuôi lo lắng trước những thách thức sẽ phải đối mặt khi vào TPP. Bộ trưởng bộ công thương Vũ Huy Hoàng cũng nhận định chăn nuôi là ngành khó khăn nhất khi Việt nam gia nhập TPP. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn lại không quá lo ngại với “sân chơi mới”. Phóng viên Duyên Dáng Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với doanh nhân Phạm Thị Huân - Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân về v

Khi Việt Nam gia nhập TPP, các chuyên gia về kinh tế đánh giá rằng, nền kinh tế nước ta sẽ đón nhận nhiều cơ hội cũng như gặp phải không ít thách thức. Những ngành như dệt may, da giày, thủy sản sẽ có lợi. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nói chung, trong đó lĩnh vực chăn nuôi gặp không ít khó khăn. Là người đứng đầu của một doanh nghiệp chuyên về chăn nuôi và cung cấp thực phẩm tươi sống, bà suy nghĩ như thế nào về vấn đề này? 
Thực ra, khi ký kết TPP, nhiều doanh nghiệp cũng mừng lắm, đó là những doanh nghiệp làm ăn căn cơ, bài bản; còn lo lắng là những người chăn nuôi nhỏ lẻ. Một số doanh nghiệp trong nước, như Ba Huân chẳng hạn, chúng tôi không phải đợi tới thời kì ký kết TPP mới lo mà đã chuẩn bị cách đây 3 năm. Tại vì trước đó tôi thấy rằng nhiều nước trên thế giới đã và đang nhìn thấy được tiềm năng của các doanh nghiệp và thị trường Việt. 
Việt Nam là đất nước có nền nông nghiệp lâu đời, khi hội nhập đồng ý là sẽ có khó khăn cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, và tất nhiên khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, phải tận dụng cơ hội lẫn khó khăn đó để khẳng định vị thế của doanh nghiệp, bằng cách đầu tư như thế nào, gắn kết, liên kết với những người sản xuất, người chăn nuôi, người tiêu dùng, các kênh thương mại ra sao. Với những bước chuẩn bị như vậy, không có gì khó khăn cho doanh nghiệp khi đã đầu tư đúng mức, thực hiện quy trình sản xuất theo chuỗi khép kín. Thế nên, cũng không quá lo ngại ở giai đoạn gia nhập TPP này. Tôi nghĩ đây là một cơ hội thuận lợi cho những doanh nghiệp đầu tư căn cơ, bài bản và uy tín trên thị trường, không riêng gì doanh nghiệp Ba Huân.
Cụ thể, Công ty Ba Huân đã có những bước chuẩn bị như thế nào để đón đầu TPP? 
Ba Huân cũng đã và đang tập huấn cho bà con nông dân chăn nuôi liên kết lại, sản xuất làm sao cho năng suất, đảm bảo giá thành tốt nhất. Bên cạnh đó, không tạo thuốc kháng sinh dư thừa cho các sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa. Khi gia nhập TPP, những tập đoàn có tiềm lực về tài chính trên thế giới sẽ cạnh tranh với mình, nhưng với sự cần cù, năng động của người nông dân, cộng với sự mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong nước, sẽ khẳng định được thương hiệu Việt. 
Ba Huân có một trang trại chăn nuôi gia cầm công nghệ cao ở Bình Dương, khu đất rộng 18ha, nuôi trên dưới 1 triệu con gà đẻ trứng và gà thương phẩm; có nhà máy thức ăn gia súc tự sản, tự tiêu, để tạo giá thành tốt, phục vụ trong chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm. Ba Huân cũng phát triển, mở rộng quy mô ra thị trường miền Bắc. Hiện tại, công ty đang xây dựng một nhà máy ở ngoại thành Hà Nội. 
Gia nhập TPP, thuế suất một số mặt hàng xuất khẩu sẽ về 0%, hàng hóa của các nước có thể vào Việt Nam với giá rẻ hơn, chất lượng có thể tốt hơn. Bên cạnh đó, người Việt nhiều khi vẫn còn tâm lý ưa dùng hàng ngoại. Vậy, theo bà, các doanh nghiệp trong nước cần có kế hoạch gì để nâng cao sức cạnh tranh trước các doanh nghiệp nước ngoài? 
Thứ nhất, đối với hàng thực phẩm (thuộc lĩnh vực chăn nuôi), thói quen, tập quán của người Việt Nam vẫn thích sử dụng hàng tươi sống, có chất lượng cao. Thứ hai, khi gia nhập TPP, những mặt hàng thức ăn sử dụng cho chăn nuôi nhập từ các nước về cũng không phải chịu thuế, thế nên giá thành sản phẩm của Việt Nam sẽ khá tốt. Thêm nữa, về sản xuất trong nước, hiện có rất nhiều tập đoàn ngả qua làm nông nghiệp với quy mô lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, cho năng suất cao. Tất cả những yếu tố này sẽ hướng tới sự bình ổn về giá thành. 
Tôi cho rằng, đây là thời điểm mà các doanh nghiệp cần tiến tới sự làm ăn bền vững, đầu tư mạnh dạn, gắn kết vào các chuỗi liên kết, gắn kết với người sản xuất, bao tiêu thụ sản phẩm… Sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng, giữ được niềm tin từ thị trường phải có một quá trình, cũng như tôi làm nghề trên 40 năm, và Ba Huân đã đi đến lòng người. Dù thế nào, tôi cũng ráng cố gắng, tôi không sợ TPP. 
Mặc dù giá các mặt hàng trong nước có thể giữ ở mức ổn định, thế nhưng Ba Huân có hướng tới việc giảm giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác không, thưa bà? 
Hiện tại, Ba Huân tham gia chương trình bình ổn đã được 10 năm, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp lúc nào cũng dẫn dắt thị trường tốt. Doanh nghiệp chăn nuôi thay vì tăng giá thành nên nghĩ nhiều hơn tới lợi ích của người tiêu dùng, làm sao để sản phẩm từ trang trại đến bàn ăn luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 
Khi vào TPP, 12 nước thành viên cùng tham gia trong một “sân chơi” chung, một thị trường chung rộng lớn, lúc đó sẽ có rất nhiều cơ hội để hàng hóa nước ta xuất đi các nước. Doanh nghiệp đã lên kế hoạch đưa sản phẩm của mình sang các quốc gia như thế nào? 
Ba Huân có hướng xuất khẩu trứng vịt muối và con vịt thịt đi các nước Đông Nam Á. Thực ra, trước đó đã có đối tác từ một số nước đặt hàng, tuy nhiên thủ tục thú y còn rườm rà. Bây giờ, khi gia nhập TPP, mở cửa các bên, con đường xuất khẩu sẽ thông thoáng hơn, Ba Huân sẽ có nhiều cơ hội để đưa hàng hóa của mình sang nhiều thị trường. 
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến lo ngại rằng, khi hàng hóa xuất đi các nước khác phải đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn khắt khe hơn từ phía thị trường của họ. Vấn đề này có gây áp lực đối với sản phẩm của Ba Huân? 
Hiện tại, Ba Huân đã lựa lọc rất kỹ ở đầu vào. Cho nên, sự khắt khe về điều kiện, quy chuẩn sản phẩm mà thị trường các nước đưa ra như vậy không gây áp lực và tôi hoàn toàn yên tâm. 
Xin cảm ơn bà.
Trang Phạm / Duyên dáng Việt Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Doanh nghiệp đã đi đến lòng người thì không sợ TPP”