Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Hồng Hải, DN viễn thông cần đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng trong thời gian tới để đáp ứng Chính phủ điện tử, đặc biệt là tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng, có thể theo hướng DN triển khai và Nhà nước đứng ra thuê vận hành, khấu hao.

Doanh nghiệp viễn thông cần đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng

Thu Anh | 05/01/2019, 20:41

Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Hồng Hải, DN viễn thông cần đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng trong thời gian tới để đáp ứng Chính phủ điện tử, đặc biệt là tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng, có thể theo hướng DN triển khai và Nhà nước đứng ra thuê vận hành, khấu hao.

Theo thông tin từ Bộ TT-TT, các đơn vị thuộc Khối Viễn thông gồm Cục Viễn thông, Cục Tần số Vô tuyến điện (VTĐ), Cục Bưu điện Trung ương (BĐTW) và Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2019.

Phát biểu tại Hội nghị, theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải, năm 2018, lĩnh vực Viễn thông đã thực hiện đổi mã mạng thành công, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, đồng thời bắt đầu triển khai chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao di động. Các DN viễn thông cũng đã tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, giúp phát triển viễn thông trong thời gian tới.

Trong năm 2019, Thứ trưởng đề nghị các DN viễn thông tích cực xây dựng, tham gia xây dựng chính sách phát triển viễn thông để khi ban hành các chính sách mới phù hợp với thực tiễn. DN cần tích cực phối hợp với nhau và chắc chắn cần có sự hợp tác tốt hơn nữa trong năm 2019 để lĩnh vực viễn thông phát triển hơn nữa.

Cụ thể, DN cần đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu (CSDL) và phần mềm ứng dụng trong thời gian tới để đáp ứng Chính phủ điện tử, đặc biệt là tham gia xây dựng CSDL và phần mềm ứng dụng, có thể theo hướng DN triển khai và Nhà nước đứng ra thuê vận hành, khấu hao. Chỉ có cách thức như vậy mới thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử nhanh bởi DN viễn thông là những đơn vị có nguồn lực về con người, trí tuệ, năng lực bên cạnh nguồn lực tài chính để năm 2019-2020 là năm đột phá trong công tác xây dựng Chính phủ điện tử của Chính phủ.

Theo Cục trưởng Cục Viễn thông, hạ tầng viễn thông đã có hơn 800.000km cáp quang được triển khai đến tận các thôn, bản, xã phường của 63 tỉnh/thành phố trên cả nước, sóng di động đã phủ tới 99,7% dân số (trong đó vùng phủ 3G, 4G phục vụ trên 98% dân số, hình thành xa lộ kết nối toàn cầu).

Hạ tầng mạng lưới này đã góp phần đưa dịch vụ số vào các hoạt động đời sống kinh tế xã hội và sẽ là nền tảng vững chắc cho nền kinh tế số trong tương lai thông qua việc đầu tư, nâng cấp mở rộng mạng 4G, triển khai 5G trong thời gian tới và mạng cáp quang phủ rộng để cung cấp các kết nối dung lượng lớn, chất lượng cao đáp ứng cho IoT và cách mạng công nghiệp 4.0…

Về phía Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), ông Trần Minh Tân - Giám đốc VNNIC cho biếtVNNIC thực hiện tốt các công tác quản lý tên miền“.vn”;Cải cách trong thủ tục đăng ký sử dụng tên miền“.vn”thông qua việc triển khai thử nghiệm hồ sơ điện tử trong đăng ký sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam“.vn”tại một số Nhà đăng ký (NĐK).

Cụ thể, tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” đứng đầu khu vực ASEAN về số lượng duy trì sử dụng và thuộc top 10 tên miền mã quốc gia có số lượng đăng ký sử dụng cao nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tính tới hết ngày 31.12.2018, có 465.890 tên miền “.vn” đang duy trì sử dụng, tăng 8.23% so với cùng kỳ năm 2017. Lượng tên miền “.vn” đăng ký mới năm 2018 đạt 143.261.

Kết quả chuyển đổi IPv6 ở Việt Nam đạt 25,85%, đứng thứ 13 trên thế giới, thứ 6 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (sau Ấn Độ, Mỹ, Malaysia, Đài Loan và Nhật Bản) và đứng thứ 2 khu vực ASEAN,với hơn14.000.000người sử dụng IPv6.

Trong năm 2018 hệ thống VNIX không ngừng được nâng cấp và ứng dụng các giải pháp công nghệ mới nhằm nâng cao đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tính ổn định, an toàn, an ninh và tăng cường khả năng dự phòng cho toàn bộ mạng Internet Việt Nam trong các sự cố đứt kết nối với các kênh quốc tế, qua đó nhằm hỗ trợ tốt cho các DN Internet ISP tham gia kết nối…

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp viễn thông cần đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng