Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đang thống lĩnh và dẫn dắt thị trường bất động sản và cả thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) trong năm 2016.

Doanh nghiệp Việt Nam thống trị thị trường bất động sản năm 2016

Phan Diệu | 19/12/2016, 16:07

Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đang thống lĩnh và dẫn dắt thị trường bất động sản và cả thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) trong năm 2016.

Theo số liệu từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, thị trường bất động sản TP năm 2016 đã có thêm trên 30.000 sản phẩm nhà ở.

Chỉ riêng Sở Xây dựng đã xác nhận đủ điều kiện huy động vốn cho 57 dự án nhà ở hình thành trong tương lai với 29.017 căn nhà, gồm có 27.792 căn hộ và 1.225 nhà thấp tầng. Trong đó, có 5.630 căn hộ thuộc phân khúc cao cấp, chiếm tỷ lệ 20,3%; có 16.750 căn hộ thuộc phân khúc trung cấp, chiếm tỷ lệ 60,3% và 5.412 căn hộ thuộc phân khúc bình dân, chiếm tỷ lệ 21,6%.

Chưa kể, thị trường cũng có những doanh nghiệp như Công ty Him Lam, Công ty Khang Điền... thường xây dựng xong nhà mới bán cho người tiêu dùng nên không phải đăng ký bán hàng qua Sở Xây dựng.

Đó là chưa nói đếnthị trường vẫn xuất hiện một số doanh nghiệp chưa được Sở Xây dựng chứng nhận đủ điều kiện nhưng đã bán nhà hình thành trong tương lai cho người tiêu dùng, gâytiềm ẩn những rủi ro cho người mua nhà.

Hiện tạicác doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đang thống lĩnh và dẫn dắt thị trường bất động sản và cả thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A).

Riêng lĩnh vực tư vấn đầu tư, môi giới văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại có liên quan người nước ngoài hoặc quản lý bất động sản nhất là vận hành các dự án chung cư cao cấp thì doanh nghiệp nước ngoài đang thống lĩnh thị trường này.

Ông Lê Hoàng Châu nói rằng kết quả hoạt động của thị trường bất động sản TP.HCM năm 2016 đã cho thấy phân khúc nhà ở vừa túi tiền chiếm tỷ lệ 79,7% đang là phân khúc chủ đạo của thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, thị trường vẫn thiếu sản phẩm nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ, đặc biệt thiếu nhà ở thương mại cho thuê giá rẻ.

Ông Lê Hoàng Châu , Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - Ảnh: PD

Ông Châu cho rằng thị trường bất động sản đã có dấu hiệu chững lại trong năm 2016 và tiềm ẩn những yếu tố rủi ro. Đơn cử như đã có hiện tượng lệch pha cung - cầu, chủ yếu lệch về phân khúc bất động sản cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng. Nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng và nguồn vốn xã hội chủ yếu là của người mua nhà đổ vào thị trường bất động sản rất lớn, có xu hướng lệch về một số doanh nghiệp lớn và đã có sự gia tăng nhiều nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp...

Không những vậy, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách điều chỉnh thị trường bất động sản bước đầu đã được đổi mới, có nhiều tiến bộ hơn trước nhưng vẫn chưa thực sự hoàn thiện để tạo hành lang pháp lý thực sự thông thoáng, minh bạch, bình đẳng. Thủ tục hành chính, con người hành chính vẫn là lực cản rất lớn cho sự phát triển.

Thị trường cũng chưa có đủ nguồn nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá vừa túi tiền, nhà ở cho thuê giá rẻ để giải quyết nhu cầu cấp bách của người có thu nhập thấp ở đô thị, người nhập cư.

Một số doanh nghiệp chưa thể hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với người tiêu dùng. Vẫn có dự án chưa đủ điều kiện sử dụng, chưa có hệ thống phòng cháy, chữa cháy, chưa đảm bảo an toàn nhưng đã bàn giao cho người mua nhà.

“Có nhiều trường hợp người mua nhà nhiều năm vẫn chưa được chủ đầu tư làm sổ đỏ hoặc có trường hợp chủ đầu tư đem thế chấp căn hộ đã bán cho người tiêu dùng. Đây là vấn đề gây bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng, và Nhà nước cần phải có biện pháp xử lý các chủ đầu tư đã vi phạm pháp luật”, ông Châu nói.

Theo ông Châu, từ thực tiễn trên, Hiệp hội Bất động sản TP và Bộ Xây dựng đã có cảnh báo và khuyến nghị các doanh nghiệp cần cơ cấu lại đầu tư, nên chuyển hướng đầu tư vào phân khúc nhà ở vừa túi tiền, nhà cho thuê giá thấp.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã sửa đổi thông tư 36/2014/TT-NHNN chỉ sau 1 năm triển khai để thay thế bằng thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 6.6.2016 nâng hệ rủi ro trong kinh doanh bất động sản từ 150% lên mức 200% và đặt ra lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản trong 2 năm. Cụ thể, năm 2016 giữ nguyên tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn ở mức 60%; từ 1.1.2017 giảm còn 50%; từ 1.1.2018 giảm còn 40%.

Trong khi đó, Bộ Tài chính cũng vừa đưa ra kế hoạch từ nay đến trước năm 2020 sẽ xây dựng Luật Thuế đánh trên người sở hữu nhiều nhà ở nhằm mục đích ngăn ngừa đầu cơ,giảm thiểu rủi ro trên thị trường bất động sản.

Phan Diệu
Bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá bất động sản
Thủ tướng vừa ký Công điện số 03/CĐ-TTg ngày 15.1.2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản, và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp Việt Nam thống trị thị trường bất động sản năm 2016