Với việc mở thêm 4 cửa hàng này sẽ nâng tổng số cửa hàng Mc Donald tại Việt Nam lên con số 9 kể từ khi chuỗi thức ăn nhanh của Mỹ hiện diện tại Việt Nam vào năm 2013.
"Những vị trí đẹp để có thể mở các nhà hàng mới của Mc Donald đều có sẵn. Hiện chúng tôi đang đào tạo thêm nhân viên để có thể triển khai hoạt động tại các thị trường mới", ông Nguyễn Bảo Hoàng - Giám đốc điều hành của Good Day Hospitality (đơn vị sở hữu quyền thương mại của Mc Donald ở Việt Nam) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei.
Doanh nhân Nguyễn Bảo Hoàng cho rằng hiện nay, McDonald tại Việt Nam đã có được vị trí vững chắc tại thị trường phía Nam, cụ thể là tại TP. HCM trước khi mở rộng ở những nơi khác.
"Quản lý chất lượng thực phẩm cũng như chất lượng dịch vụ là trung tâm của chiến lược phát triển lâu dài của chúng tôi tại Việt Nam", ông Hoàng nói.
Ông Nguyễn Bảo Hoàng cũng tỏ ra khá lạc quan về triển vọng của Mc Donald tại Việt Nam, bất chấp sự suy giảm doanh số bán hàng tại Mỹ và một số thị trường nước ngoài quan trọng như tại Nhật Bản, danh tiếng của công ty đã bị làm hỏng bởi các vấn đề chất lượng.
Ông Hoàng cho rằng, các thị trường mới như Việt Nam có thể mang lại một số động lực mới. Mc Donald thấy rằng, trong các quốc gia giống như Việt Nam, tầng lớp trung lưu đang ngày càng tăng lên và họ khá ưa chuộng các món ăn nước ngoài cũng như lối sống hiện đại hóa và họ đang thay đổi môi trường sống của mình.
Đặc biệt là với những người trẻ tuổi, họ thích sử dụng các dịch vụ nhanh chóng, giống như các nhà hàng nước ngoài, chẳng hạn như Wi-Fi miễn phí hay ăn tại các nhà hàng có máy điều hòa không khí.
Những người dưới 25 tuổi đang chiếm tới gần một nửa dân số của Việt Nam và là trung tâm của mọi chiến lược tăng trưởng. Mc Donald tại Việt Nam cũng có kế hoạch để khởi động chương trình khuyến mãi Hollywood theo chủ đề trong tháng 7 tới để thu hút đối tượng khách hàng này.
Có thể thấy, chuỗi thức ăn nhanh nước ngoài đã bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam trong hai thập kỷ qua. Hiện nay, tại Việt Nam đã có sự xuất hiện của 20 thương hiệu quốc tế như: Pizza Domino, Pizza Hut, Carl Jr., gà Papa và Kokekokko... Tuy nhiên, chuỗi thức ăn nhanh tại các địa phương vẫn còn xuất hiện khá khiêm tốn.
Nhu cầu sử dụng đồ ăn nhanh của người dân Việt đang ngày càng tăng cao. Theo đó, mức tăng trưởng hàng năm của lĩnh vực bán lẻ là trên 18%, theo nghiên cứu Euromonitor, và ước tính sẽ nâng giá trị lên gần 1,07 tỉ mỗi năm đến năm 2017.
Riêng đối với các nhà hàng thức ăn nhanh cũng đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc, với mức 22-43% vào mỗi năm. Dự tính, số lượng các cửa hàng thức ăn nhanh tại Việt Nam sẽ vượt quá 1.000 cửa hàng, từ mức 480 cửa hàng vào năm 2012.
Có thể lấy ví dụ như chuỗi thức ăn nhanh đến trước McDonald là Lotteria đã mở rộng đáng kể. Lotteria của Hàn Quốc có 200 nhà hàng tại 30 thành phố. Còn KFC đến từ Mỹ đã có 140 tại 19 thành phố. Jollibee của Philippines đã có 50 tại 35 thành phố. Burger King, một đối thủ trực tiếp từ Mỹ, đã có hơn 20 cửa hàng, chủ yếu là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Duyên Duyên (Theo Nikkei)