Những tiếng trống dồn dập, mặt trống rung lên bần bật cùng với tiếng gào thét của những người tham gia đập trồng: "Roa lữ, roa lữ Giàng ơi ...” (tạm dịch: sướng quá, vui lắm trời ơi). Trong khi tiếng trống dồn vang, các chàng trai, cô gái tìm nhau, thì thầm chuyện trò, tặng quà làm quen và... nôn nao chờ đến giây phút trống vỡ...

Độc đáo lễ hội trai gái thoải mái ngủ với nhau như vợ chồng

Một Thế Giới | 07/03/2015, 14:39

Những tiếng trống dồn dập, mặt trống rung lên bần bật cùng với tiếng gào thét của những người tham gia đập trồng: "Roa lữ, roa lữ Giàng ơi ...” (tạm dịch: sướng quá, vui lắm trời ơi). Trong khi tiếng trống dồn vang, các chàng trai, cô gái tìm nhau, thì thầm chuyện trò, tặng quà làm quen và... nôn nao chờ đến giây phút trống vỡ...

Đập trống xua đuổi quái vật

Mỗi năm một lần, cứ đúng đêm 16 tháng giêng âm lịch, người Ma Coong (bản Cà Ròong 1, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) lại tổ chức lễ hội đập trống, một phong tục từ ngàn đời trước đến nay.

le hoi
 Truyền thuyết của lễ đập trống bắt đầu từ xa xưa...-Ảnh: Thủy Phan.

Vượt gần 100 km đường với hơn 50km đường rừng gấp khúc, chúng tôi, phóng viên Một Thế Giới đã có mặt tại nơi diễn ra lễ hội độc đáo này.

Khác với những ngày thường, các cô gái bản hôm nay rất xinh xắn trong những bộ váy mới. Họ tất bật chuẩn bị váy áo, son phấn, xức nước hoa để tham gia đêm hội đập trống. Không khí nhộn nhịp làm náo động cả một vùng đất vốn dĩ yên bình trên dãy Trường Sơn.

Theo truyền thuyết do người Ma Coong kể lại: từ xa xưa, ở làng bản của người Ma Coong xuất hiện một con khỉ già nắm giữ trong tay một cái trống thần. Cứ vào mùa thu hoạch, khỉ già lại đánh trống thần, bao nhiêu lúa, ngô, của cải dân bản đều chạy về nhà khỉ già. Đời sống người Ma Coong vì thế mà triền miên đói khổ.

le hoi
 Mâm cúng lễ đập trống- Ảnh: Thủy Phan.

Không cam chịu cảnh bị áp bức, chủ đất người Ma Coong đã nghĩ kế để chống lại khỉ già. Chọn đúng tối 16 tháng Giêng, ánh trăng sáng vằng vặc, khi khỉ già đánh chén no đủ rồi ngủ say như chết. Trăng sáng soi rõ từng hòn cuội trên suối, chủ làng sai người bí mật vào hang đá, lấy trộm trống thần mang về rồi đốt lửa, lập bàn thờ cúng Giàng và nổi trống.

Sau khi làm xong lễ, của cải, lúa ngô của dân làng lại từ nơi khỉ già chạy về với dân bản người Ma Coong, còn khỉ già thì trốn biệt vào rừng và chết.

Từ đó, cứ đến đêm 16 tháng Giêng âm lịch, lễ hội đập trống trở thành một hoạt động tâm linh theo suốt hành trình tồn tại của người Ma Coong trên dãy Trường Sơn hùng vĩ và duy trì cho đến bây giờ.

le hoi
 Những người Kinh, người Lào, người Ma Coong...đều có thể tham gia lễ hội- Ảnh: Thủy Phan.

Vật thiêng của lễ hội là trống. Đã thành một quy ước thần bí, tang trống phải được làm từ cây gỗ Chi cúp (một loại cây rỗng ruột) và được gìn giữ từ năm này sang năm khác, từ mùa rẫy này qua mùa rẫy khác, từ đời này sang đời khác. Nó chỉ được thay thế khi không thể sử dụng được nữa.

Trước khi thay thế, chắc chắn phải được chủ đất đồng tình và làm lễ cúng Giàng xin phép.

Còn mặt trống được làm bằng da trâu hoặc da bò, mỗi năm được thay một lần vào trước ngày lễ hội. Tấm da trâu, bò này sau khi được lấy sẽ phơi khô, để nguyên lông, bảo quản thật kỹ càng, cất giữ ở nhà chủ đất một cách cẩn trọng như cất giữ một báu vật.

Đến ngày 16 tháng Giêng,  công việc chuẩn bị lễ hội bắt đầu từ việc chủ đất hướng dẫn thanh niên trai tráng trong làng bịt mặt trống vào tang trống cũ.

le hoi
 Thanh niên, người lớn đều háo hức dự lễ hội này trong đêm- Ảnh: Thủy Phan.

Khoảng 19h tối, cái lán dựng lên gần nơi treo trống đã được các già làng chuẩn bị kỹ càng ba mâm cúng Giàng, mỗi mâm cúng đại diện cho một dòng tộc người Ma Coong.

Mỗi mâm cúng, lễ vật gồm: một con gà luộc, một đĩa cá nướng, một đĩa ngọn mây luộc, một đĩa ngọn cây đoác luộc. Trên mỗi mâm có một nến sáp ong. Riêng mâm dành cho chủ lễ có hai nến sáp ong. Tất cả các sản phẩm cúng đều được dân làng tự làm lấy.

Sau khi các chủ đất và các già làng, trưởng bản quỳ trước mâm cúng của mình, quỳ trước các vò rượu, chủ lễ bắt đầu khấn vái Giàng, xin Giàng phù hộ mùa cho bản làng có mùa màng xanh tốt, cuộc sống yên bình. Sau ba lần cúng vái là đến tục uống rượu cần.

Những người có chức sắc và già cả được mời uống trước. Sau đó lần lượt mọi người đều được uống thoả thích.

Trai gái ngủ với nhau qua đêm như không có gì

le hoi
 Được chờ đợi và háo hức nhất là lễ đập trống- Ảnh: Thủy Phan.
 Khi các già làng kết thúc phần làm lễ thì tiếng trống cũng bắt đầu vang lên. Ai cũng có thể vào đập trống, trai gái, người già người trẻ, kể cả người Kinh người Thượng hay bà con người Lào bên kia biên giới vượt rừng cả ngày trời cũng qua đây đập trống.

Những tiếng trống dồn dập, mặt trống rung lên bần bật cùng với tiếng gào thét của những người tham gia đập trồng: "Roa lữ, roa lữ Giàng ơi...” (tạm dịch: sướng quá, vui lắm trời ơi).

Trong khi tiếng trống dồn vang, các chàng trai, cô gái tìm nhau, thì thầm chuyện trò, tặng quà làm quen và... nôn nao chờ đến giây phút trống vỡ.

le hoi
 Hàng trăm người chen nhau đánh cho trống vỡ- Ảnh: Thủy Phan.

Khi mặt trống vỡ, cũng là lúc các đôi trai gái tìm đến nhau. Ngay tại thời điểm này, họ được quyền yêu nhau, được sống cái khoảng khắc ngoài vợ ngoài chồng một cách công khai mà không sợ điều tiếng.

Không gian náo nhiệt bỗng nhiên trầm lặng, khu vực lễ hội vắng thưa người trong chốc lát. Các đôi trai gái dắt nhau vào rừng, ra khe suối tình tứ. Rồi sáng hôm sau, ai về nhà đó, coi như đêm qua không có chuyện gì xảy ra. Tất cả lại quay trở về bình thường, vui vẻ bên gia đình của mình.

le hoi
 Lúc trống vỡ, nhưng thanh niên, người đã có chồng đều có thể chọn cho mình người mình thích rồi kéo vào rừng mà ngủ như vợ chồng- Ảnh: Thủy Phan.

Chị Xình (18 tuổi), một cô gái trẻ của bản làng tỏ ra khá thẹn thùng khi được hỏi về lễ hội đập trống. Chị cho biết: "Tối nay e thấy rất vui và thoải mái. Sau ngày hôm nay, em hy vọng sẽ tìm được người mình yêu thương".

Bên cạnh những cô gái trẻ, thì những cặp vợ chồng cũng háo hức tham gia lễ hội.

Vợ chồng anh Đinh Puôn và chị Y Mỉ đều vô tư chia sẻ với PV về lễ hội đập trống năm nay. Trước mặt chồng, chị Mỉ vô tư chia sẻ: "Trước đây mình cũng có người thương. Tối nay Giàng cho phép nên mình sẽ được đi cùng với người đó".

le hoi
 Một năm một lần, đây có lẽ là lễ hội độc đáo hiếm có ở nước ta- Ảnh: Thủy Phan.

Dưới ánh trăng sáng vằng vặc lúc này, nới diễn ra lễ hội thưa dần, các đôi trai gái lần lượt dắt nhau vào rừng, xuống khe suối tâm sự, tình tứ...

Trong men rượu ngà ngà, trưởng làng Đinh Xon nói trong sảng khoái: "Lễ hội đập trống của người Ma Coong đã có từ ngàn đời nay, nhằm xua đuổi quái vật, cầu cho mưa thuận gió hòa để bản làng có một mùa màng bội thu. Hơn nữa, đây cũng là dịp để các đôi trai gái tìm đến nhau, hẹn hò. Nhiều đôi đã thành vợ thành chồng sau đêm hội này".
Thủy Phan
Bài liên quan
Nét đẹp lễ hội Nghinh Ông Nam Hải ở Sóc Trăng
Ngày 29.4, UBND huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) đã tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Lập những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Thời gian tới, Thủ tướng cho rằng cần phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới" trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Độc đáo lễ hội trai gái thoải mái ngủ với nhau như vợ chồng