Đại học Kobe và Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm tế bào mầm iPS bên cạnh Đại học Kyoto, Nhật Bản, lần đầu tiên trên thế giới đã nuôi cấy được tế bào mầm ung thư đại tràng.

Đột phá y học: Tạo được tế bào mầm ung thư

12/07/2014, 10:23

Đại học Kobe và Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm tế bào mầm iPS bên cạnh Đại học Kyoto, Nhật Bản, lần đầu tiên trên thế giới đã nuôi cấy được tế bào mầm ung thư đại tràng.

Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ iPS để thu được tế bào mầm ung thư này trên cơ sở các mẫu mô của người. Những tế bào như vậy có thể biến thành tế bào của bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể.
Thông thường chúng được nuôi cấy từ các tế bào da người theo phương pháp được giáo sư Yamanaka đề xuất năm 2006, đã mang lại cho ông Giải thưởng Nobel về y học năm 2012.

Các nhà khoa học Nhật Bản đã đưa các gien OCT3/4, SOX2 và KLF4 vào tế bào ung thư đại tràng của người, sau 10 ngày họ thu được các tế bào mới, 5% trong số đó là các tế bào ung thư.

Các thí nghiệm cấy ghép những tế bào này trên chuột cho thấy ung thư ruột tiến triển.

Đây là bước đột phá thực sự trong nghiên cứu ung thư. Từ nay, các nhà khoa học có đủ các tế bào mầm thích hợp cho công tác nghiên cứu. Loại tế bào này sinh sôi nảy nở rất nhanh và các khối u ác tính cũng phát triển mạnh.

Như vậy, nếu học được cách khống chế chúng thì có thể điều trị khỏi được bệnh ung thư.

Vũ Trung Hương (theo Ria-novosti)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đột phá y học: Tạo được tế bào mầm ung thư