Kế hoạch của Meta nhằm xây dựng một trung tâm dữ liệu AI tiên tiến, sử dụng năng lượng hạt nhân không phát thải, đã vấp phải trở ngại không ngờ đến: một loài ong quý hiếm được phát hiện trên vùng đất dự kiến xây dựng.
Khoa học - công nghệ

Dự án AI hạt nhân tỉ đô của Meta bị đình trệ bởi một loài ong quý hiếm

Hoàng Vũ 05/11/2024 13:30

Kế hoạch của Meta nhằm xây dựng một trung tâm dữ liệu AI tiên tiến, sử dụng năng lượng hạt nhân không phát thải, đã vấp phải trở ngại không ngờ đến: một loài ong quý hiếm được phát hiện trên vùng đất dự kiến xây dựng.

Theo Financial Times, dự án này được cho là quan trọng trong bối cảnh cuộc đua AI giữa các tập đoàn công nghệ lớn ngày càng căng thẳng.

Mark Zuckerberg, CEO của Meta, đã dự tính hợp tác với một nhà máy điện hạt nhân để cung cấp nguồn năng lượng ổn định và sạch cho trung tâm dữ liệu mới. Tuy nhiên, theo nguồn tin nội bộ, phát hiện về loài ong quý hiếm không chỉ gây phức tạp thêm về mặt pháp lý mà còn tạo ra rào cản đáng kể trong việc hoàn tất thỏa thuận. Ngoài yếu tố môi trường, dự án cũng đang gặp phải nhiều vấn đề khác liên quan đến các quy định nghiêm ngặt và phức tạp.

meta-ceo.png
Tỷ phú Mark Zuckerberg, CEO của Meta (công ty mẹ Facebook) trình bày kế hoạch về AI - Ảnh: Reuters

Sự gián đoạn này xảy ra đúng vào thời điểm các đối thủ lớn của Meta, bao gồm Amazon, Google và Microsoft, đều đã nhanh chóng ký kết các thỏa thuận với nhà máy điện hạt nhân để hỗ trợ các trung tâm dữ liệu AI ngày càng tiêu thụ nhiều năng lượng. Ví dụ, Microsoft đã tuyên bố khôi phục lại một nhà máy hạt nhân cũ ở Three Mile Island (Pennsylvania, Mỹ) trong khi Amazon đã đầu tư hàng trăm triệu đô la để đặt một trung tâm dữ liệu bên cạnh một nhà máy hạt nhân khác.

Năng lượng hạt nhân đang ngày càng được các tập đoàn công nghệ lớn ưa chuộng như một giải pháp khả thi để cung cấp điện liên tục và không phát thải carbon. Các mô hình AI, được biết là tiêu thụ lượng điện lớn hơn nhiều so với tìm kiếm thông thường, đòi hỏi một nguồn cung cấp năng lượng ổn định 24/7 mà các dạng năng lượng tái tạo như mặt trời hay gió khó có thể đáp ứng.

Tuy nhiên, việc triển khai năng lượng hạt nhân đi kèm với những thách thức đáng kể, bao gồm chi phí đầu tư ban đầu cao, thời gian xây dựng lâu dài, và rủi ro liên quan đến chất thải phóng xạ. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng bất kỳ sai sót nào trong việc xử lý chất thải hạt nhân đều có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường.

Google đã đi xa hơn trong việc đặt cược vào năng lượng hạt nhân khi đặt hàng lò phản ứng hạt nhân mô đun nhỏ từ Kairos Power, trở thành công ty công nghệ đầu tiên triển khai các nhà máy hạt nhân mới. Trong khi đó, ông Zuckerberg tiếp tục đối mặt với áp lực từ các nhà đầu tư, những người mong muốn thấy những bước tiến rõ ràng từ Meta trong lĩnh vực AI để biện minh cho các khoản đầu tư khổng lồ vào hạ tầng máy chủ và trung tâm dữ liệu.

Nếu kế hoạch của Meta được thực hiện, đây sẽ là lần đầu tiên một công ty công nghệ lớn sử dụng AI được vận hành bằng năng lượng hạt nhân và thiết lập nhà máy điện hạt nhân lớn nhất phục vụ cho các trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên, ông Zuckerberg tỏ ra lo ngại trước sự thiếu hụt cơ sở hạt nhân ở Mỹ, nhất là khi Trung Quốc đã nhanh chóng phát triển và vận hành các lò phản ứng hạt nhân với tốc độ vượt trội.

Meta, được biết đến với cam kết đạt mức phát thải "bằng 0" từ năm 2020, đang tiếp tục tìm kiếm các nguồn năng lượng không carbon khác, gồm cả năng lượng hạt nhân, để hỗ trợ tham vọng AI của mình. Nhưng sự cản trở từ môi trường tự nhiên cho thấy rằng ngay cả những dự án công nghệ tiên tiến nhất cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bất ngờ, như một loài ong nhỏ bé nhưng quý giá.

Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án AI hạt nhân tỉ đô của Meta bị đình trệ bởi một loài ong quý hiếm