Ngoài tác dụng giải khát trà còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp, diệt khuẩn ở răng miệng, giúp cơ thể phòng chống mệt mỏi và tỉnh táo… vì trong lá trà có chứa chất theanine và chất polyphenols.

Dù thèm mấy cũng không uống trà theo cách này

30/05/2018, 14:11

Ngoài tác dụng giải khát trà còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp, diệt khuẩn ở răng miệng, giúp cơ thể phòng chống mệt mỏi và tỉnh táo… vì trong lá trà có chứa chất theanine và chất polyphenols.

Uống trà sai cách vừa mất tác dụng, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe - Ảnh: Internet

Trà rất tốt cho sức khỏe, mang lại tác dụng chăm sóc, phòng ngừa nhiều loại bệnh. Nhưng uống trà cần có kiến thức tốt, nếu không sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý:

Không uống trà nước đầu

Đây là loại trà bạn vừa cho vào ấm, đổ nước sôi vào, thì nước trà đó gọi là trà nước đầu. Do quy trình chăm sóc, sản xuất trà hiện nay trải qua khá nhiều công đoạn gia công, đóng gói, rất khó tránh khỏi việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và bảo quản, khói bụi… Vì vậy, khi pha trà, bạn nên đổ bỏ nước đầu, một cách nhanh chóng, coi như "rửa" chè.

Dư lượng thuốc trừ sâu trong trà không chỉ có thể gây độc tính mãn tính mà còn có thể gây ngộ độc cấp tính, đặc biệt nguy hiểm hơn đối với trẻ em.

Tránh đun sôi trà

Cách uống trà như vậy không có lợi, bởi lẽ khi đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao, chất axit tannic trong lá chè hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi phần lớn, đồng thời vitamin C trong lá chè cũng bị phân hủy.

Không uống trà pha sẵn để lâu

Khi trà pha xong không uống, để thời gian lâu thì lá trà sẽ tự động chuyển vào quá trình oxy hóa polyphenol, chất béo, các chất thơm trong trà. Điều này không chỉ làm cho màu trà đậm đặc, hương vị không ngon, mùi vị không hấp dẫn, giá trị dinh dưỡng đã mất, mà vitamin C, vitamin P, Axit amin… đều đã giảm do quá trình oxy hóa, giá trị của trà đã giảm đáng kể.

Ngoài ra, nếu trà pha xong để quá lâu, nó sẽ bị ô nhiễm vi sinh vật, không có lợi cho đường ruột, thậm chí ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Không uống trà quá đặc

Trà đặc có chứa một lượng lớn caffeine, theophylline, một trong những chất có tính kích thích mạnh. Nếu bạn uống trà này có thể gây mất ngủ, đau đầu, ù tai, chóng mặt, đau dạ dày và không tốt cho sức khỏe.

Không uống trà để qua đêm

Trà đã pha nhưng chưa uống hết, để qua đêm, đặc biệt là trà đã thay đổi khẩu vị, sẽ sinh ra một số lượng lớn vi khuẩn. Ngoài ra, một lượng lớn axit tannic còn lại trong trà sẽ trở thành một chất ôxít gây kích ứng mạnh, gây kích thích dạ dày và ruột. Tốt nhất là không nên uống.

Thu Thủy (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dù thèm mấy cũng không uống trà theo cách này