Những thiện cảm người tiêu dùng dành cho Uber hiện nay giúp tạo cho họ vị thế dần vững mạnh về cả thương hiệu và thị phần, nhưng có thể sẽ trở thành cú phản đòn trong tương lai.

Đừng ảo tưởng cước Uber sẽ rẻ mãi

Anh Thư | 24/08/2017, 12:56

Những thiện cảm người tiêu dùng dành cho Uber hiện nay giúp tạo cho họ vị thế dần vững mạnh về cả thương hiệu và thị phần, nhưng có thể sẽ trở thành cú phản đòn trong tương lai.

Mới đây tại Việt Nam,Uber cho biết sẽ tiếp tục tăng cước từ ngày 24.8 tại TP.HCM và sau đó làHà Nội. Theo đó cước quãng đường tăng từ 7.000 đồng/km lên 8.500 đồng/km (tương ứng tăng hơn 21%).

Vào tháng 11.2016, Uber cũng đã tăng cước quãng đường từ 5.000 đồng/km lên 7.500 đồng/km, tương ứng tỉ lệ tăng 50%; tăng cước tối thiểu cho mỗi chuyến đi từ 5.000 đồng lên 15.000 đồng, tương ứng 300%; đồng thời mức chiết khấu đối với tài xế sử dụng dịch vụ là 25%, và thời gian chờ là 450 đồng/phút (tương ứng 27.000 đồng/giờ).

Với đà tăng cước này Uber hiện đã xấp xỉ với mức cước của một số thương hiệu taxi truyền thống ở Hà Nội như Sông Nhuệ, Ba Sao, Thành Công, Taxi Phù Đổng, Taxi Hà Đông, Vina Sao Taxi… Họđều có mức “cước mở cửa” rẻ hơn Grab và Uber, tính cước tối thiểu/km đầu thay vì 2km đầu mà Uber và Grab đang áp dụng. Cước quãng đường của họ cao hơn của Uber và Grab nhưng nếu hành khách đi những chuyến ngắn thì mức tăng không đáng kể.

Tuy nhiên các hãng taxi ở Hà Nội không áp dụng chính sách cước giờ cao điểm như Uber và Grab (cước tiêu chuẩn nhân với 1.1 trở lên), vì thế trong 3 khung giờ cao điểm sáng, trưa, chiều tối thì tổng mức cước trên cùng một khoảng cách của họ so với Grab và Uber có thể rẻ hơn.

Bài viết trên Lao Động nhận định rằng những thiện cảm người tiêu dùng dành cho Uber hay Grab hiện nay giúp tạo cho họ vị thế dần vững mạnh về cả thương hiệu và thị phần, nhưng có thể sẽ trở thành cú phản đòn trong tương lai.Nếu quan sát những lần tăng cước và phí sử dụng dịch vụ của Uber tại thị trường Việt Nam sẽ thấy rất rõ một đồ thị theo xu hướng tăng, thậm chí với tỉ lệ tăng khá cao và đã dần tiệm cận với mức cước của không ít thương hiệu taxi truyền thống tại Hà Nội.

Tuy nhiên, có chuyên gia nhận định đây cũng mới chỉ là những động thái điều chỉnh tăng bước đầu vì dù sao cả Uber và Grab vẫn chưa thể thống lĩnh thị trường taxi. Đến khi nào chiếm thị phần áp đảothì động thái tăng cước phí của họ sẽ được hiện thực hóa mạnh mẽ hơn nhằm thu lợi gấp bội những gì đã đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Như vậy có lẽ người tiêu dùng đừng nên ảo tưởng cước taxi Uber, Grab sẽ rẻ mãi.

Ở một diễn biến khác liên quan, tờGiao Thông dẫn nguồn từ Wall Street Journal cho biết, vào ngày 23.8 Uber đã bắt đầu bị sụt giảm giá trị lần đầu tiên vì hàng loạt bê bối xảy ra thời gian gần đây.

Bốn nhà đầu tư đã giảm giá trị cổ phần đầu tư vào Uber tới 15%. Trong đó, 3 nhà đầu tư Vanguard Group, Principal Funds và Hartford Funds đều giảm giá trị cổ phần của họ từ 15% xuống còn 41,16%/cổ phiếu, tính đến ngày 30/6, tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin mật cho biết. Nhà đầu tư thứ 4 là T.Rowe Price Group Inc giảm giá trị cổ phiếu của họ tại Uber xuống 12% còn 42,70%.

Người phát ngôn của Vanguard đã xác nhận qua email với hãng tin Reuters rằng, quỹ đầu tư này đã giảm giá trị đối với Uber nhưng không cung cấp thêm chi tiết.

Uber đang đối mặt với nhiều vấn đề như giám đốc điều hành, người sáng lập Uber Travis Kalanick từ chức, nội bộ lục đục, bê bối phân biệt đối xử và sàm sỡ trong công ty... Trước khi chưa xảy ra bê bối, Uber là công ty khởi nghiệp phát triển rất nhanh và mạnh trong vòng 7 năm qua, thậm chí được định giá lên tới 68 tỉ USD.

A.Thư tổng hợp
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
13 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đừng ảo tưởng cước Uber sẽ rẻ mãi