Phải đến giữa tháng 1.2017 là thời điểm mà tân tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới chính thức nhậm chức, thì khi đó ông Donald Trump mới có thể thực hiện cam kết đánh thuế 45% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của mình. Nhưng, những sự kiện tương tự đã diễn ra từ trước đó khá lâu.

Đừng lạ khi ông Trump đánh mạnh vào hàng Trung Quốc để bảo vệ kinh tế Mỹ

Nhàn Đàm | 24/11/2016, 05:39

Phải đến giữa tháng 1.2017 là thời điểm mà tân tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới chính thức nhậm chức, thì khi đó ông Donald Trump mới có thể thực hiện cam kết đánh thuế 45% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của mình. Nhưng, những sự kiện tương tự đã diễn ra từ trước đó khá lâu.

Một quan điểm phổ biến được hình thành và lan tỏa trên thế giới sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ, đó là vị tân tổng thống của nước Mỹ là một người theo chủ nghĩa bảo hộ kinh tế và thương mại. Nó xuất phát từ việc ông Donald Trump đe dọa sẽngăn chặn người nhập cư từ Mexico rồiđánh thuế tới 45% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tuyên bố chung của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vừa diễn ra tại Peru cũng nhắc đếnvị tân tổng thống Mỹ như một điển hình của chủ nghĩa bảo hộ, không phù hợp với xu hướng thúc đẩy tự do thương mại giữa các nước thành viên APEC. Tuy nhiên, một thực tế là các động thái có xu hướng bảo hộ đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn tại các nền kinh tế trên khắp thế giới, và những cam kết của Donald Trump cũng chỉ là một phần trong số đó mà thôi. Nếu chỉ coi những gì diễn ra trong nền kinh tế thế giới là các biện pháp phòng vệ thương mại, thì khó có thể coi ôngDonald Trump là một người theo chủ nghĩa bảo hộ.

Phải đến giữa tháng 1.2017 là thời điểm mà tân tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới chính thức nhậm chức, thì khi đó ông Donald Trump mới có thể thực hiện cam kết đánh thuế 45% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của mình. Nhưng, những sự kiện tương tự đã diễn ra từ trước đó khá lâu. Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 81,1% sau khi ngành thép tại một loạt nước thành viên gửi kiến nghị lên Ủy ban châu Âu. Lý giải cho động thái bảo hộ thương mại một cách rõ ràng này, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Jyrki Katainen tuyên bố: “Tự do thương mại trước hết phải công bằng, và chỉ khi nào công bằng được đảm bảo thì mới có thể có tự do thương mại”. Theo thống kê, hiện Liên minh châu Âu (EU) đang có khoảng 30 triệu việc làm phụ thuộc vào tự do thương mại, và việc Ủy ban châu Âu đưa ra một biện pháp bảo hộ với thép Trung Quốc nói trên được xem là điều cần thiết để tránh tạo ra bất ổn cho nền kinh tế của toàn liên minh.

Điều tương tự cũng đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Chính phủ Mỹ của Tổng thống Barack Obama trong tháng 6.2016 cũng đã tăng mức áp thuế đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ý, Hàn Quốc và Đài Loan. Sang tháng 7.2016, đến lượt Trung Quốc cáo buộc Nhật Bản, Hàn Quốc và EU đã bán phá giá thép và công bố hình phạt. Và sang tháng 11.2016 thì Ấn Độ là nước tiếp theo áp thuế chống bán phá giá với thép đến từ Trung Quốc. Các nền kinh tế nhỏ hơn cũng gia nhập cuộc chiến bảo hộ này một cách khá nhiệt tình. Malaysia trong tháng 5.2016 công bố hình phạt đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc và một số nước châu Á. Peru thì áp thuế chống bán phá giá đối với dầu diesel sinh học nhập khẩu từ Argentina.

Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 10.11 vừa qua, thì trong vòng 5 tháng tính đến tháng 10.2016, các thành viên thuộc nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) đã thực hiện trung bình khoảng 17 hạn chế thương mại mỗi tháng tại mỗi nước. Tổng giám đốc WTO Roberto Azevedo cho biết: “Sự gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại trên khắp thế giới thực sự là một điều đáng lo ngại”.

Nguyên nhân chính của sự gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại tại nhiều quốc gia trên thế giới thay vì nỗ lực thúc đẩy tự do thương mại hơn nữa, được cho là vì sự trì trệ chung của nền kinh tế toàn cầu. Khi những nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản đều có mức tăng trưởng thấp, còn kinh tế Trung Quốc thì đang giảm tốc, thì rõ ràng đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu hàng hóa – linh hồn của thương mại tự do. Ông Tim Condon, kinh tế trưởng khu vực châu Á của ING có trụ sở tại Singapore, cho rằng: “Những chiếc bánh thương mại đang tăng trưởng chậm lại, khiến cho sản xuất trong nước tại nhiều quốc gia thiên về phòng thủ nhiều hơn và sẵn sàng đối phó hơn khi bị đe dọa”. Còn kinh tế trưởng khu vực châu Á của Bloomberg Intelligence, ông Tom Orlikthì cho rằng: “Áp lực tăng trưởng buộc các chính phủ phải hành động, và hầu hết đều lựa chọn hạn chế thương mại”.

Nói cách khác, khi lợi ích từ tự do thương mại không còn lớn và bền vững như trước, thì xu hướng chung là các chính phủ sẽ thiên về các biện pháp phòng vệ nhiều hơn để tận dụng thị trường nội địa của mình như một đòn bẩy chắc chắn hơn cho tăng trưởng kinh tế. Theo báo cáo tháng 10.2016 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thì tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu kể từ năm 2008 đến nay chỉ còn chưa bằng một nửa so với mức trung bình trong suốt 3 thập niêntrước đó. Cụ thể, giai đoạn 1985-2007 thì tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới luôn gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu, còn trong vòng 4 năm giai đoạn 2012-2016 thì luôn thấp hơn đáng kể.

Hiện tại, trừ một số quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc tương đối lớn vào tự do thương mại như Nhật Bản, Singapore, Úchay các nước đang phát triển tại Đông Nam Á, thì hầu hết các nền kinh tế quy mô lớn như Mỹ, Trung Quốc hay EU đều có xu hướng quay về các biện pháp bảo hộ. Trung Quốc là một điển hình khi chính phủ nước này đặt ra mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ xuất khẩu sang tập trung vào thị trường nội địa. Trong bối cảnh đó, việc ông Donald Trump muốn gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại hơn trước có lẽ cũng không phải là một điều gì bất thường và quá khó hiểu.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đừng lạ khi ông Trump đánh mạnh vào hàng Trung Quốc để bảo vệ kinh tế Mỹ