Nhằm đáp ứng nhu cầu về điện cho TP.HCM, nhất là đáp ứng sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của thành phố sau đại dịch, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã khẩn trương triển khai các công trình đầu tư phát triển trạm và lưới điện. Dự kiến trong năm 2022, EVNHCM sẽ khởi công 16 công trình và đóng điện đưa vào vận hành 14 công trình lưới và trạm điện cao thế trên địa bàn thành phố.

EVNHCMC khẩn trương triển khai các công trình điện cao thế

H.V | 01/03/2022, 18:33

Nhằm đáp ứng nhu cầu về điện cho TP.HCM, nhất là đáp ứng sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của thành phố sau đại dịch, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã khẩn trương triển khai các công trình đầu tư phát triển trạm và lưới điện. Dự kiến trong năm 2022, EVNHCM sẽ khởi công 16 công trình và đóng điện đưa vào vận hành 14 công trình lưới và trạm điện cao thế trên địa bàn thành phố.

image(2).png
Thi công cải tạo đường dây và trạm biến áp 110kV

Cụ thể ngay trong quý 1, EVNHCMC đã hoàn thành đóng điện và đưa vào vận hành 4 công trình: Cải tạo Trạm biến áp (TBA) 110kV Bình Triệu (Q.Bình Thạnh), TBA 110kV Tân Thuận (Q7), TBA 110kV Thủ Đức Đông (TP.Thủ Đức) và Cải tạo đường dây 110kV Cát Lái – Sao Mai. Trong đó công trình Cải tạo đường dây 110kV Cát Lái – Sao Mai có tổng mức đầu tư là 13,7 tỉ đồng, quy mô bao gồm cải tạo tuyến đường dây hiện hữu với chiều dài gần 1,6km. Công trình đã được hoàn thành đóng điện và đưa vào sử dụng từ ngày 16.02.2022, góp phần tăng cường độ tin cậy, an toàn vận hành cung cấp điện cho nhà máy xi măng Sao Mai và khu vực lân cận, nâng cao độ tĩnh không nhằm đảm bảo an toàn cho các bãi tập kết, kho hàng của Khu công nghiệp Cát Lái.

image(1).png
Nâng cấp, cải tạo, thay thế trạm biến áp kiểu cũ thành Trạm biến áp GIS hiện đại

Trong quý 2 sắp tới, EVNHCMC dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ công trình “Cải tạo Trạm biến áp 110kV Chánh Hưng” để đưa vào vận hành trước ngày 30.4.2022. Đây là một công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với địa bàn Quận 8 và khu vực lân cận. Trạm đã được xây dựng từ năm 1963 với quy mô 3 máy biên áp có tổng công suất 120MVA, hệ thống điều khiển cũng lạc hậu nên không đáp ứng được nhu cầu phát triển của phụ tải trên địa bàn cũng như đáp ứng các tiêu chí về điều khiển từ xa. Chính vì vậy, công trình đã được EVNHCMC đầu tư tới 135 tỉ đồng nhằm nâng cấp toàn bộ Trạm biến áp 110kV Chánh Hưng thành trạm biến áp GIS hiện đại, từ đó tăng cường độ tin cậy, ổn định, linh hoạt trong vận hành hệ thống điện, giảm suất sự cố và nâng cao chỉ số SAIFI - SAIDI cho lưới điện.

Song song đó cũng trong quý 2 năm 2022, EVNHCMC sẽ dự kiến khởi công 03 công trình gồm: Cải tạo TBA 110kV Hỏa Xa, Cải tạo nhánh rẽ 110kV Trạm Intel và Cải tạo đường dây 110kV Trảng Bàng - Củ Chi. Trong đó Công trình “Cải tạo TBA 110kV Hỏa Xa” có tổng mức đầu tư 186 tỉ đồng nhằm cải tạo trạm biến áp 110kV ngoài trời thành trạm GIS, xây dựng mới một số cột và ngầm hoá tuyến đường dây hiện hữu (dự kiến sẽ hoàn thành đóng điện trong tháng 6.2023).

Công trình nhánh rẽ 110kV trạm biến áp Intel có tổng mức đầu tư là 33,4 tỉ đồng, gồm xây dựng mới đường cáp ngầm 110kV đến trạm biến áp 110kV Intel với chiều dài đơn tuyến 0,72 km. Sau khi hoàn thành vào quý IV.2022, công trình sẽ nâng cao chất lượng cung cấp điện cho khu Công nghệ cao - nơi có nhiều nhà máy của các Tập đoàn công nghiệp đa quốc gia như SamSung, Intel. Riêng đối với công trình “Cải tạo đường dây 110kV Trảng Bàng - Củ Chi” có chiều dài đơn tuyến lên tới gần 4km đi qua địa bàn huyện Củ Chi dự kiến sẽ khởi công trong tháng 6 năm nay và đóng điện vận hành vào tháng 2 năm sau.

image.png
Kiểm tra chuẩn bị đóng điện vận hành Trạm biến áp - Ảnh tư liệu

Các công trình lưới và trạm điện cao thế sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành sẽ góp phần hiện đại hóa hệ thống điện, nâng cao công suất và độ tin cậy cung cấp điện, đồng thời tăng cường khả năng vận hành linh hoạt, an toàn của hệ thống điện thành phố, đáp ứng yêu cầu về hạ tầng điện thông minh trong đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh, hiện đại ngang tầm các quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EVNHCMC khẩn trương triển khai các công trình điện cao thế