Di sản của Freddie Mercury để lại nhiều hơn là sự nghiệp âm nhạc đồ sộ với hơn 300 triệu bản thu âm được bán ra trên toàn cầu. Đó chính là anh đã góp phần gióng lên hồi chuông cảnh báo cho một đại dịch đang đe dọa cướp đi mạng sống của hàng triệu người khác.

Freddie Mercury và tầm ảnh hưởng to lớn của người nổi tiếng với nạn dịch AIDS (P.2)

Chí Thiện | 07/11/2018, 17:38

Di sản của Freddie Mercury để lại nhiều hơn là sự nghiệp âm nhạc đồ sộ với hơn 300 triệu bản thu âm được bán ra trên toàn cầu. Đó chính là anh đã góp phần gióng lên hồi chuông cảnh báo cho một đại dịch đang đe dọa cướp đi mạng sống của hàng triệu người khác.

Freddie Mercury và tầm ảnh hưởng to lớn của người nổi tiếng với nạn dịch AIDS (P.1)

Ngày 7.11.1991, VĐV bóng rổ nổi tiếng Magic Johnson của đội tuyển L.A Lakers tuyên bố nhiễm HIV và nghỉ hưu sớm ở tuổi 32. “Từ bây giờ, tôi sẽ trở thành một người tuyên truyền cho chiến dịch chống lại HIV/AIDS và kêu gọi quan hệ tình dục an toàn”, anh nói trong buổi họp báo.

Magic Johnson

Magic Johnson là người Mỹ gốc Phi dị tính. Và điều này đã thay đổi tất cả. Nó nhấn mạnh HIV/AIDS có thể đến với bất kỳ ai, dù là người đồng tính hay dị tính. Các cuộc gọi đến những trung tâm xét nghiệm HIV/AIDS tăng gấp đôi chỉ trong vài ngày kể từ tuyên bố của Johnson.

“Đây chắc chắn là một tin buồn nhưng Magic Johnson là người đại diện tốt nhất mà chúng ta có thể tìm kiếm”, Norm Nickens - chủ tịch của tổ chức National Minority AIDS Council – phát biểu.

Năm tháng sau, Arthur Ashe (48 tuổi) - người Mỹ gốc Phi đầu tiên giành được danh hiệu Grand Slam - trở thành nhân vật thể thao lớn thứ hai tại Mỹ tiết lộ mình nhiễm HIV. Khả năng cao là ông bị lây nhiễm sau khi được truyền máu trong một cuộc phẫu thuật.

Arthur Ashe đã giữ thông tin này kín hết mức có thể cho đến khi tờ USA Today đặt câu hỏi về những tin đồn liên quan đến sức khỏe của ông.

Arthur Ashe và vợ - Jeanne - trong buổi họp báo công bố việc ông nhiễm HIV vào ngày 8 tháng 4 năm 1992

“Thật xui xẻo cho Arthur Ashe vì đã phẫu thuật sau khi đại dịch AIDS bắt đầu. Mặc dù vậy, việc kiểm tra HIV trong máu được hiến tặng đã có từ năm 1985. Kể từ đó đến nay, chỉ có thêm 20 trong số 200.000 trường hợp nhiễm HIV là bị giống như ông. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh quốc gia, tỷ lệ bị nhiễm HIV từ việc truyền máu hiện nay là 1 trong 61.000. Số lượng người chết vì sét đánh còn nhiều hơn thế”, theo TIME.

Trước khi mất vào ngày 6.2.1993, Arthur Ashe đã thành lập Viện Y tế đô thị Arthur Ashe. Ngoài ra, ông còn hoạt động tích cực trong các nỗ lực nghiên cứu AIDS của đại học Harvard và đại học Los Angeles cũng như thường xuyên phát biểu trước công chúng.

Jeremy Irons và Julie Andrews tại lễ trao giải Tony 1991

Xuất hiện tại lễ trao giải Tony vào ngày 2.6.1991, nam diễn viên Jeremy Irons diện một dải ruy băng đỏ trên ngực với ý nghĩa nâng cao nhận thức về HIV/AIDS. Hành động này ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ các đồng nghiệp của ông tại Hollywood và Broadway góp phần phổ biến hình ảnh ruy băng đỏ trên truyền thông đại chúng.

“Màu đỏ tượng trưng cho máu, đam mê và tình yêu chứ không phải là giận dữ”, Visual AIDS – đơn vị thiết kế biểu tượng này – miêu tả về màu sắc trên ruy băng.

Năm 1986, Elton John cùng Dionne Warwick, Gladys Knight và Stevie Wonder thu âm ca khúc That's What Friends Are For với lợi nhuận được gửi về tổ chức AmfAR. Ca khúc này sau đó đã trở thành đĩa đơn thành công nhất năm 1986 tại Mỹ và chiến thắng 2 giải Grammy bao gồm hạng mục Song of the Year. Số tiền quyên góp được là 3 triệu USD.

Elton John và Freddie Mercury

Năm 1992, Elton John thành lập Elton John AIDS Foundation nhằm gây quỹ cho công tác nghiên cứu HIV/AIDS. Ông thừa nhận bản thân từng quan hệ tình dục không an toàn trong suốt thập 1980 và có thể đã là nạn nhân của AIDS nhưng may mắn là điều đó không xảy ra.

“Tôi nên chết từ lâu rồi. Tôi có thể đã bị nhiễm HIV từ thập niên 1980 và chết vào thập niên 1990, giống như Freddie Mercury và Rock Hudson. Hằng ngày tôi đều tự hỏi tại sao mình lại còn sống”, Elton John nói vào năm 2012.

Năm 1997, Công nương Diana đã khiến cả thế giới ngạc nhiên khi bắt tay một người nhiễm HIV mà không sử dụng găng trong lúc chuẩn bị mở trung tâm đầu tiên dành riêng cho bệnh nhân AIDS tại bệnh viện Middlesex. Khi ấy, một quan niệm phổ biến cho rằng HIV/AIDS có thể bị lây thông qua việc tiếp xúc da thịt bình thường.

Công nương Diana bắt tay một người nhiễm HIV vào năm 1997

Thập niên 1990 đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS của nhân loại. Trong đó, sự đóng góp của các ngôi sao chiếm một vị trí không hề nhỏ. Nhờ vào tiền bạc, sự nổi tiếng và sức ảnh hưởng của họ mà nhiều thành tựu to lớn đã đạt được trong một thời gian ngắn.

Sau hai năm, Magic Johnson đã quay trở thi đấu nhờ vào sự cải thiện trong phương pháp điều trị. “Hãy sống tiếp! Không chỉ những người nhiễm HIV/AIDS mà còn những ai có vấn đề về sức khỏe hoặc khuyết tật. Hãy bước ra ngoài, chia sẻ cuộc sống của bạn với ai đó và làm mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn”, ông nói.

Xét bối cảnh HIV/AIDS vẫn chưa có phương pháp chữa trị tận gốc, vai trò của các ngôi sao ngày nay không hề kém quan trọng hơn so với 3 thập niên trước đây.

Mai Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Freddie Mercury và tầm ảnh hưởng to lớn của người nổi tiếng với nạn dịch AIDS (P.2)