Giá xăng dầu đã chạm đáy kể từ thời điểm tháng 1.2019 do ảnh hưởng từ dịch do coronavirus khiến nhu cầu từ Trung Quốc giảm mạnh. Giá dầu mỏ được dự báo sẽ còn tiếp tục đà giảm giá mạnh trong thời gian tới.

Giá xăng dầu thế giới lao dốc, liên tục chạm đáy

12/02/2020, 11:21

Giá xăng dầu đã chạm đáy kể từ thời điểm tháng 1.2019 do ảnh hưởng từ dịch do coronavirus khiến nhu cầu từ Trung Quốc giảm mạnh. Giá dầu mỏ được dự báo sẽ còn tiếp tục đà giảm giá mạnh trong thời gian tới.

Xăng dầu đã chạm đáy do ảnh hưởng từ dịch bệnh ở Trung Quốc - Ảnh: Internet

Sáng 12.2, giá dầu WTI được giao dịch ở mức 50,2 USD/thùng, giảm 20,3% so với mức giá đóng cửa ngày 6.1.2020 (63,27 USD/thùng). Đây cũng là tuần thứ 5 liên tiếp giá dầu WTI mất giá. Tương tự, giá dầu Brent Crude cũng đang được giao dịch tại mức 54,5 USD/thùng, giảm 20,88% từ mức giá đóng cửa của ngày 6.12020 (68,91 USD/thùng).

Trước đó, trong phiên giao dịch 11.2, giá dầu WTI trên sàn thế giới giảm hơn 1% xuống 49,61 USD/thùng tại thời điểm mở phiên giao dịch. Giá dầu Brent giảm 0,9% xuống còn 54 USD/thùng.

Còn trong phiên giao dịch ngày 10.2, giá dầu thô thế giới giảm sâu hơn 20% kể từ mức đỉnh của tháng 1.2019. Dầu WTI giảm 1,5% xuống 49,5 USD/thùng và dầu Brent giảm 2% xuống 53,3 USD/thùng.

Nguyên nhân của sự sụt giảm giá dầu thô đến từ 2 phía cung và cầu. Từ phía cầu, việc Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi dịch bệnh gây ra bởi coronavirus đã khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nước này có phần chậm lại, khiến nhu cầu dầu thô sụt giảm.

Chỉ riêng trong tuần vừa qua, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã cắt giảm sản lượng lọc dầu khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày, tương đương với mức giảm khoảng 15%. Về phía cầu, nỗ lực giảm sản lượng dầu thô mỗi ngày của OPEC được đề xuất bởi Ả Rập Xê Út không đạt được sự đồng thuận từ phía Nga.

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), nhiều khả năng giá dầu sẽ tiếp tục duy trì đà giảm ngắn hạn trong thời gian tới bởi một số lý do. Thứ nhất nỗ lực dập dịch của Trung Quốc vẫn chưa đạt được kết quả rõ rệt trong khi số lượng người bị nhiễm và chết bởi bệnh dịch này vẫn tiếp tục tăng lên. Điều này tạo nên không khí lo ngại, cản trở việc di chuyển, vận chuyển và sản xuất kinh doanh dẫn tới sự sụt giảm về nhu cầu dầu thô.

Dự báo của IHS Markit cho biết Trung Quốc nhiều khả năng sẽ cắt giảm nhập khẩu trung bình khoảng 1,1 triệu thùng dầu mỗi ngày trong vòng 4 tháng tới. Điều này sẽ tạo ra áp lực giảm sâu lên giá dầu.

Thứ hai, trong kịch bản Nga và OPEC đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng 600 nghìn thùng dầu mỗi ngày thì con số này vẫn sẽ tương đối nhỏ so với số thùng dầu thô nhập khẩu bị cắt giảm từ phía Trung Quốc (1,1 triệu thùng/ngày).

Thêm vào đó, đàm phán hòa bình tại Libya vẫn đang được triển khai nhằm khôi phục sản lượng dầu của nước này. Trong trường hợp thỏa thuận hòa bình đạt được và sản lượng dầu của Libya khôi phục, nước này có thể sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 1,2 - 1,6 triệu thùng dầu/ngày. Điều này sẽ vô hiệu hóa nỗ lực cắt giảm sản lượng 600.000 thùng mỗi ngày của OPEC và Nga trong trường hợp Nga đồng ý với đề xuất của Ả Rập Xê Út.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Mục tiêu chống 'vàng hóa' đã thành công, nên bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia khẳng định mục tiêu chống "vàng hóa" đã thành công, họ đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá xăng dầu thế giới lao dốc, liên tục chạm đáy