Bộ Tài chính cho biết, Bộ này vừa nhận được văn bản kiến nghị của tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) về việc giảm thuế tài nguyên, hỗ trợ mặt hàng than xuất khẩu trong nước.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, trong bối cảnh ngân sách đang gặp nhiều khó khăn thì đề xuất giảm thuế phí của ngành than là không hợp lý.
Hiệnnay mức thuế tài nguyên đối với mặt hàng than là10%-12% vàquy định tại Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10.12.2015 về Biểu mức thuế suất tài nguyên có hiệu lực thi hành từ 1.7 vừa qua. Việc xem xét sửa đổi biểu thuế suất đối với tài nguyên thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, mức thuế suất thuế tài nguyên quy định tại Nghị quyết trên vừa mới được ban hành nên cần có thời gian để tổng kết đánh giá.
Đặc biệt, theo Bộ này, việc đề nghị thay đổi mức thuế suất của từng sắc thuế căn cứ trên kiến nghị của một số đơn vị cần được cân nhắc kỹ trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang gặpkhó khăn.
Theo đó, đề ra phương án giúp ngành than thoát khó, Bộ Tài chính đề xuất Bộ Công Thương cầnđiều chỉnh kế hoạch xuất khẩu than giai đoạn 2017 - 2020 từ 2 triệu tấn/năm lên 3 - 4 triệu tấn/năm vànêu rõ chủng loại than được phép xuất khẩu để đảm bảo giữ chủng loại than cần cho nhu cầu trong nước.
Lý giải về đề xuấtnày, Bộ Tài chính cho biết, giá than nhập khẩu đang thấp hơn giá than trong nước nên hiện vẫn còn nhiều đơn vị tăng mua từ bên ngoài và giảm mua từ TKV nên lượng than tồn kho sẽ còn nhiều. Trong khi đó, tại 3 mỏ lớn là: Vàng Danh, Uông Bí, Năm Mẫu, mỗi năm TKV có thể khai thác được 8,5 triệu tấn than, trong đó hơn 3 triệu tấn than là chất lượng cao, loại than này trong nước có nhu cầu sử dụng ít.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu than chỉ đạt hơn 730.000 tấn, thu về 73,8 triệu USD. Đáng chú ý, đơn vị này tiết lộ xuất khẩu than thời gian qua luôn nằm trong nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm nhanh và nhiều nhất trong 9 tháng qua. Cụ thể, trong 9 tháng, xuất khẩu than giảm 48% về lượng và hơn 51% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng, ngành than hãy tăng sản lượng xuất khẩu để gỡ khó trước bối cảnh nhu cầu trong nước thấp.
Trong khi đó, đồng quan điểm với Bộ Tài chính, nhiều chuyên gia ngành khoáng sản cũng nhận định rằng, giảm thuế phí cho ngành than không phải là biện pháp hợp lý trong bối cảnh ngân sách khó khăn. Bởi lẽ, nếu giảm thuế phí mà ngành than Việt Nam vẫn áp dụng cách làm kém hiệu quả thì kết quả kinh doanh vẫn lao dốc. Thay vào đó chỉ có tái cơ cấu thực sự theo kiểu "thay máu" mới có thể đảm bảo tài chínhcho phát triển bền vững.
"Việc tái cơ cấu TKV tuy đã bị muộn, nhưng cần tư duy khoa học, nhận thức đánh giá khách quan và hành động quyết liệt", một vị chuyên gia kinh tế nhận định
Tuyết Nhung