Vì nhiều lý do khó khăn chưa được tháo gỡ, ngành y tế vẫn mãi trăn trở chuyển mình mà chưa thể thoát ra khỏi sự quá tải đè nặng lên từng đôi vai người thầy thuốc. Hãy nghĩ cách tháo gỡ dần, trước mắt chỉ đơn giản bằng một tờ giấy và cây viết!

Giải quyết quá tải y tế bằng một tờ giấy và cây bút bi

Nguyễn Đức Châu | 10/08/2018, 07:49

Vì nhiều lý do khó khăn chưa được tháo gỡ, ngành y tế vẫn mãi trăn trở chuyển mình mà chưa thể thoát ra khỏi sự quá tải đè nặng lên từng đôi vai người thầy thuốc. Hãy nghĩ cách tháo gỡ dần, trước mắt chỉ đơn giản bằng một tờ giấy và cây viết!

Trong một lần đi chích ngừa cho con, tôi chứng kiến cảnh chen lấn, xô đẩy, nheo nhóc của một trạm y tế xã. Nhà cửa trạm xá khá khang trang: tòa nhà 3 tầng, rộng chừng 500m2, tọa lạc trên khu đất khoảng 3.000m2. Bên trong phòng ốc đầy đủ cùng các trang thiết bị cần thiết đã được đầu tư khá tốt, nếu không muốn nói là hiện đại. Tuy nhiên các phòng ốc gần như đóng cửa im ỉm, chỉ trừ khu sảnh dưới tầng trệt được dùng làm nơi khám bệnh.

Tôi bước vào trạm, một tay bế thằng bé con một tuổi, một tay cầm sổ khám bệnh, chen lấn để nộp sổ vào bàn khám bệnh. Chẳng nói được tiếng nào với vị bác sĩ (BS)vì nơi đây quá đông và quá ồn ào. Nộp sổ xong trong lòng cứ lo ngay ngáy không biết cuốn sổ chích ngừa của con mình có còn ở đó đúng vị trí của nó không, hay ai đó sẽ vứt nhầm đi chỗ khác.

Quay lại định tìm một cái ghế để ngồi cho đỡ mệt, nhưng tôi lại lo chẳng nghe được BSgọi tên, nên lại thôi. Cố sức ngóng cổ hướng mắt nhìn về phía BSđể có thể nhận ra dấu hiệu họ gọi đến tên con mình. Sự thực thì người BSấy không thể hét to hơn tiếng ồn của đám đông đang bao vây. Mọi người phải cố gắng chú ý, tập trung cao độ mới có thể nghe gọi tên con mình.

Về phần mình vừa bế con nhỏ, vừa cầm sổ khám, thêm phải đeo cái giỏ đựng mấy thứ linh tinh cho bé… lại vừa phải liên tục dỗ dành nó lạ chỗ nên khóc quấy. Hai tay đều bận cả, lúc đó “ớn” nhất là có kẻ gian móc túi thì mình hoàn toàn bất lực. Trong hoàn cảnh này, có lẽ thiên hạ hay nhắc đến câu cửa miệng mỗi khi bất khả kháng, đó là “chỉ có ở Việt Nam!”.

Trong thuật ngữ kinh tế, cụm từ “Unique Selling Point” được hiểu là điểm cá biệt duy nhất chỉ có ở đơn vị mình, đó là một lợi điểm không ai có được và lợi điểm này sẽ thu hút thiên hạ khi cần phải tìm đến với sản phẩm hay dịch vụ của đơn vị mình.

Mãi suy nghĩ về điểm cá biệt nơi đây, làm sao biến một điểm yếu thành một điểm mạnh quả là khó. Loay hoay, chờ đợi và suy nghĩ một lúc thấm mệt, cộng với nóng nực và nheo nhóc. Tôi nhìn thấy có đến ba cái bàn (bát nháo) như vậy, có lẽ mình phải lần lượt “chịu trận” ba lần như thế, nên thôi tôi cho con đi ra ngoài để thở một chút và chấp nhận lùi lại không chen lấn. Nghĩ lại thấy tội nghiệp mấy anh chị bác sĩ quá, phải “chịu” trong đó cho đến hết giờ.

Nhìn toàn cảnh một chút thì mới thấy thương mọi người, bao nhiêu năm qua nhân dân ta vẫn mãi chịu khổ vì bệnh tật như vậy. Sinh lão bệnh tử, có lẽ là quy luật mà ai cũng phải chấp nhận trải qua.

Nhiều người ngán ngại đi khám bệnh vì quá đông đúc- Ảnh: Thanh Thanh

Nếu bạn được học hành đàng hoàng, với khung lương cơ bản như hiện nay tại một trạm y tế, thì bạn sẽ làm việc được bao lâu? Nếu bạn được trả gấp đôi để làm trong môi trường “yếm khí” ồn ào, căng thẳng như trên thì bạn làm được mấy giờ? Vì đồng lương chăng? Không thể. Vì môi trường hứa hẹn chăng? Càng không. Hay vì đã lỡ “phóng lao nên phải theo lao”?Lại càng không, vì BSngày nay có khá nhiều lựa chọn. Vậy vì điều gì?

Chỉ có một lý do khá thuyết phục, đó là lòng yêu nghề! Người thầy thuốc muốn cứu người thực sự, họ chấp nhận hy sinh chịu khổ lâu dài và “bền vững”. Lời thề với thầy tổ ngành yđã gắn bó người thầy thuốc với nghề của mình, bất kể nhọc nhằn căng thẳng đêm hôm, họ vẫn lặng lẽ làm tròn trách nhiệm không một lời ca thán. Chưa khi nào người thầy thuốc bị áp lực và vất vả như hiện nay.

Trong hoàn cảnh đó các BSphải lo cặm cụi làm thật nhanh các thao tác, các câu hỏi hay câu trả lời với bệnh nhân cũng phải thật ngắn, thậm chí là “cộc lốc” để giảm tối đa năng lượng vốn đang thiếu hụt trầm trọng nơi đây. Tôi rất lo lắng cho họ, nếu một ngày các BSngã bệnh thì ai lo, dù biết rằng sẽ có người khác thay thế, nhưng rồi họ cũng sẽ trải qua biết bao nhiêu đau khổ và thử thách để mới có thể trụ nổi ở một trạm y tế xã như thế này.

Do đặc thù công việc như thế nên BSđâu còn đầu óc gì mà suy nghĩ cho mình để tìm ra giải pháp nào tốt hơn cho cuộc đời mình. Họ chấp nhận như vậy suốt bao năm qua và đó là lý do tại sao đã 43 năm rồi mà công việc ở trạm y tế vẫn không khác gì những ngày vừa kết thúc chiến tranh.

Lãnh đạo ngày nay còn quá nhiều việc phải làm, đối nộiđối ngoại, đối trênxử dưới, việc côngviệc tư, họp hành liên miên, làm gì có thời gian để xử lý vấn đề tiềm ẩn chưa có giải pháp. Vả lại, có lẽ họ cũng không thấy cấp dưới phàn nàn gì, đó là tình hình chung của cả nước nên không phải việc của mình… Khách quan là vậy, nên tình trạngquá tải y tế cứ ngày càng tăng dần.

Một người dân “thấp cổ bé họng” liệu đưa giải pháp gì có được cho là hữu ích hay không? Họ có được ghi nhận hay lại bị cho là “đấu tranh - tránh đâu”. Nên tốt nhất họ nghĩ: “Thôi, ráng chịu đựng cho qua”. Như vậy cả trên lẫn dưới đều hoặc là chịu đựng, hoặc biết mà cứ làm ngơ để cái dở cái tệ hại cứtồn tại mãi đến tận hôm nay.

Nhìn đứa con nhỏ của mình cũng phải chịu cảnh lạc hậu này, cùng với những gì đang đập vào mắt mình như vậy buộc tôi phải cố gắng suy nghĩ tìm một giải pháp. Dĩ nhiên tôi đặt mình vào vị trí một người tốt, luôn muốn làm điều tốt nhất cho nhân dân và mọi người một cách tự nguyện và đến cùng kết quả. Nên tôi đã đăm chiêu suy nghĩ mọi mặt thật kỹ và phải nhanh.

Cũng may là tôi có thời gian đứng đó bế con và chờ mãi chả thấy ma nàokêu mình. Một lúc sau trong tôi có một tia sáng tháo gỡ tạm thời, theo tôi thì sẽ rất khả thi và khá hiệu quả khi áp dụng để giảm tải y tế nơi đây. Cuối cùng sau một hồi suy nghĩ cẩn thận tôi chốt lại, tất cả những gì mình cần là một tờ giấy A4 và một cây viết bi.

Sau hôm đó tôi đem áp dụng giải pháp này cho anh bạn có phòng mạch tư, coi như là trải nghiệm trước khi thuyết phục trạm xá làm theo. Dạo ấy phòng mạch của bạn tôiở Q.11, TP.HCMrất đông khách, chuyên khoa nhi nên mỗi khi đi khám bệnh thì bố mẹ phải đưa trẻ đi, nên phòng mạch đông quá, xe cộ chật hết cả khúc đường. Dịp tình cờ đó đến thăm anh, tôi thấy cảnh sát khu vực đanglàm việc với anh, yêu cầu không đượcgây mất trật tự xã hội, anh bạn tôirất đau đầu…

Thế là trong lúc chờ đợi, tôi lấy tờ giấy A4 và cây bút bi ra và trình bày giải pháp cho chị xã nhà anh. Cụ thể rất đơn giản: lấy tờ giấy A4 ra, kẻ các cột dọc lần lượt là: cột đầu tiên là số thứ tự (đánh số sẵn từ trên xuống); Cột thứ hai là họ tên bệnh nhân (để trống cho bệnh nhân tự ghi); Cột thứ ba là giờ khám (cũng ghi sẵn từ trên xuống, mỗi bệnh nhân cách nhau vàiphút tùy BS).

Sau đó tôi đưa cho anh bạnkêu anh treo ở trước phòng mạch cùng với một cây viết, khi bệnh nhân đến họ sẽ tự ghi tên vào đó và nhìn thấy số thứ tự của mình đồng thời biết được giờ khám cho con mình. Như vậy họ có thể yên tâm đi đâu đó cho thoải mái, sắp đến giờ khám thì quay lại khám sẽ rất tốt cho đôi bên.

Vị BSsau đó thấy “phát minh” của tôi hay quá, giúp giảm tải khu vực cho dù số bệnh nhân có tăng cao anh vẫn sắp xếp được. Bên chính quyền cũng không thấy tình trạng lộn xộn, kẹt xe như trước nữa nên cũng không phiền hà gì đến phòng mạch của anh.

Rồi anh bổ sung thêm một chút trang trí cho phòng mạch nhi khoa của anh như góc vui chơi cho bé, dãy ghế ngồi thoải mái cho những ai đến sớm, một bình nước nóng lạnh cũng như một toa lét sạch sẽ ẩn mình sau góc vườn nhân tạo hoa lá, làm cho phòng mạch của anh rất thoải mái, tiện nghi và hiện đại, dĩ nhiên doanh thu của anh cũng vì thế mà tăng hơn xưa. Rõ ràng đó là giải pháp nhỏ, nhưng đã tháo gỡ được một vướng mắc lớn.

Câu hỏi đặt ra là “Liệu giải pháp đơn giản này có được các đơn vị y tế quá tải tiếp thu hay không?”. Vì xưa nay, mọi người luôn cho rằng những vấn đề lớn thì phải có giải pháp lớn, thậm chí phải tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng thì mới xứng đáng và bõ công. Chứ làm tiết kiệm như vầy thì sẽ có người chả nhận được gì.

Cho nên vấn đề là không phải không có giải pháp, quan trọng là giải pháp có được thực hiện hay không. Nếu ai cũng nghĩ cho lợi ích chung của xã hội thì không có lý do gì chúng ta “không chịu phát triển!”.

Nguyễn Đức Châu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
11 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải quyết quá tải y tế bằng một tờ giấy và cây bút bi