Trước khi vào bài, xin thú thật với bạn đọc là tôi chỉ mê bóng đá ở mức độ người xem chứ không phải là chuyên gia hay người phân tích chuyên môn. Tôi xem bóng đá vì đam mê và vì màu cờ sắc áo.

Giải U.21 quốc gia Thanh Niên: Làm sao có thêm các nhân tài trẻ cho bóng đá Việt Nam?

Nguyễn Minh Quân | 02/08/2023, 14:15

Trước khi vào bài, xin thú thật với bạn đọc là tôi chỉ mê bóng đá ở mức độ người xem chứ không phải là chuyên gia hay người phân tích chuyên môn. Tôi xem bóng đá vì đam mê và vì màu cờ sắc áo.

Mấy hôm nay, các báo đưa tin về giải bóng đá U.21 của Tập đoàn truyền thông Thanh Niên và Liên đoàn bóng đá Việt Nam đứng ra tổ chức, tôi cũng háo hức mong chờ các cầu thủ trẻ ra sân để mình được chiêm nghiệm, xem và cổ vũ – một điều mà người xem bóng đá như tôi có thể đóng góp cho nền bóng đá quốc gia.

Đầu tiên, xin nhắc đến lịch đấu, có một số ý kiến cho rằng giải năm nay diễn ra vào tháng 9 là quá sớm và e rằng khâu tổ chức sẽ có nhiều vấn đề. Nhưng khi xem lại thông tin từ các báo và thông báo của VFF, tôi thấy đây lại là tin vui. Vui vì sao?

Giải U.19 và U.21 quốc gia là những giải trẻ, lịch thi đấu luôn trôi nổi và phụ thuộc vào các giải khác, nhất là V-League. Nhưng năm nay, với nỗ lực lớn hơn, VFF đã tổ chức V-League theo “chuẩn hóa quốc tế”. Như vậy, có thể sắp tới đây các giải U.19 và U.21 cũng có thể sẽ được “chuẩn hóa” và là tiền đề để VFF sắp xếp được lịch thi đấu cố định cho các giải trẻ quốc gia.

Lịch thi đấu các giải trẻ lâu nay luôn bị động, khó có thể tập hợp đủ lực lượng cho giải cũng như có rất nhiều khó khăn cho công tác tổ chức giải.

Và như vậy, các giải U.19 và U.21 sẽ có thời gian tổ chức cụ thể, theo đó, các câu lạc bộ cũng sẽ có thời gian dự kiến để chuẩn bị tốt nhất cho việc thi đấu của mình, đồng thời, cổ động viên và những người quan tâm đến giải cũng dễ dàng theo dõi.

Vấn đề thứ hai cũng là một việc rất quan trong mà nhiều ý kiến có vẻ hơi… không đồng tình. Đó là các đội U.21 không được đăng ký các cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển trẻ quốc gia U.20 và U.23 (mục 7.2.3). Thêm vào đó, trong thời gian diễn ra giải, nếu xuất hiện các nhân tố phù hợp với đội tuyển quốc gia, họ cũng sẽ được triệu tập lên đội tuyển trẻ quốc gia, và các câu lạc bộ phải thay thế bằng cầu thủ khác (mục 7.2.4). Có một số lo ngại rằng U.21 sẽ mất “chất” nếu không có các nhân tố như thế.

Thế nhưng, đây chính là mấu chốt của các giải U nói chung và U.21 nói riêng. Các giải U, đặc biệt là U.19 và U.21 là những giải rất quan trọng để phát hiện ra các nhân tố đó. Đây không chỉ là sân chơi mà là cơ hội thi đấu, cọ xát, nâng cao theo hướng chuyên nghiệp của các cầu thủ trẻ tiêu biểu của bóng đá Việt Nam.

u2211.jpg
U21 Hà Nội (áo vàng) và U21 B.Bình Dương tại giải U.21 năm 2022

Từ năm 1997 đến nay, mục tiêu lớn nhất của nhà tổ chức (trước đây là báo Thanh Niên và bây giờ là Tập đoàn truyền thông Thanh Niên) khi tổ chức các giải U.19 và U.21 là tập hợp cho được toàn bộ năng khiếu bóng đá trẻ từ mọi nguồn, mọi địa phương tham gia nhằm thể hiện tài năng của mình. Mục tiêu cao cả nhất vẫn là cống hiến các tài năng đó cho quốc gia để bóng đá Việt Nam phát triển ra tầm cao quốc tế.

Vì vậy, khi phát hiện các tài năng đặc biệt, việc nhường các chàng trai trẻ thực hiện nghĩa vụ quốc gia là một vinh dự rất lớn cho ban tổ chức, các câu lạc bộ, và chính các cầu thủ của U.21. Thiết nghĩ đây mới là ước nguyện lớn nhất của nhà tổ chức trong hơn 26 năm qua và chính là cái “chất” thật sự của giải U.19 và U.21 quốc gia. Giải U.19 và U.21 là “vườn ươm” tốt mà HLV Park Hang-seo, và nay là HLV Frenchman Philippe Troussier quan sát, tuyển chọn để phát triển bóng đá Việt Nam.

Tuy nhiên, tôi nghĩ chúng ta nên chọn một thời điểm diễn ra các giải trẻ sao cho có thể tập hợp được hết nhân lực trong độ tuổi có điều kiện tham gia, phát huy khả năng cá nhân và đội bóng ở cấp độ cao nhất.

Vấn đề, như đã nói ở trên là làm sao VFF có thể định hình được một lịch thi đấu ổn định và vào một thời điểm thuận lợi cho các giải trẻ, để có được một lực lượng mạnh nhất cho các giải, tạo sinh khí thực sự cho các mùa giải, mà ở đó, VFF luôn là nhà đồng tổ chức cùng với các đối tác.

Thời gian tổ chức các vòng chung kết U.21 từ năm 1997 đến 2022

Giải lần thứ I (1997): Từ 30.5 đến 10.6 tại Hà Nội.

Giải lần thứ II (1998): Từ 20.12.1998 đến 7.1.1999 tại TP.HCM.

Giải lần thứ III (1999): Từ 24.6 đến 5.7 tại Đà Nẵng.

Giải lần thứ IV (2000): Từ 30.7 đến 10.8 tại TP.HCM.

Giải lần thứ V (2001): Từ 21.6 đến 1.7 tại Đà Nẵng.

Giải lần thứ VI (2002): Từ 19.7 đến 28.7 tại Đà Nẵng.

Giải lần thứ VII (2003): Từ 23.7 đến 2.8 tại An Giang.

Giải lần thứ VIII (2004): Từ 10.10 đến 20.10 tại Pleiku (Gia Lai).

Giải lần thứ IX (2005): Từ 27.9 đến 7.10 tại Quy Nhơn (Bình Định).

Giải lần thứ X (2006) : Từ 28.9 đến 10.10 tại Đà Nẵng.

Giải lần thứ XI (2007): Từ ngày 11.10 đến 20.10 tại Nha Trang (Khánh Hòa).

Giải lần thứ XII (2008): Từ ngày 4.9 đến 14.9 tại Quy Nhơn (Bình Định).

Giải lần thứ XIII (2009): Từ ngày 14.9 đến 24.9 tại Bình Dương.

Giải lần thứ XIV (2010): Từ ngày 6.10 đến 16.10 tại Gia Lai.

Giải lần thứ XV (2011): Từ ngày 7.9 đến 17.9 tại Bình Dương.

Giải lần thứ XVI (2012): Từ ngày 25.9 đến 4.10 tại Ninh Thuận.

Giải lần thứ XVII (2013): Từ ngày 26.9 đến 6.10 tại Hải Phòng.

Giải lần thứ XVIII (2014): Từ ngày 2.10 đến 12.10 tại Cần Thơ.

Giải lần thứ XIX (2015): Từ ngày 22.10 đến 1.11 tại TP.HCM.

Giải lần thứ XX (2016): Từ ngày 23.10 đến 2.11 tại Quảng Ninh.

Giải lần thứ XXI (2017): Từ ngày 28.11 đến 7.12 tại Bình Dương.

Giải lần thứ XXI (2018): Từ ngày 7.11 đến 17.11 tại Huế.

Giải lần thứ XXIII (2019): Từ ngày 11.10 đến 20.10 tại Gia Lai và Kon Tum.

Giải lần thứ XXIV (2020): Từ ngày 10.12 đến 19.12 tại Nha Trang (Khánh Hòa).

Giải lần thứ XXV (2021): Từ ngày 19.12 đến 28.12 tại PVF (Hưng Yên).

Giải lần thứ XXVI (2022): Từ ngày 17.12 đến 30.12 tại Nghệ An và Hà Tĩnh.

Giải lần thứ XXVII (2023): Từ ngày 18.9 đến 1.10 tại Thanh Hóa và Nghệ An.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khánh thành và khai thác cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Diễn Châu – Bãi Vọt
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Chiều 28.4, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND các tỉnh Ninh Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải U.21 quốc gia Thanh Niên: Làm sao có thêm các nhân tài trẻ cho bóng đá Việt Nam?