Từng được độc giả biết đến nhiều qua những sách địa chí, văn hóa, lịch sử như Địa chí Khánh Hòa (in lần đầu năm 1972), Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ (xuất bản năm 2008), Tiểu sử và hành trạng các nhà khoa bảng Hán học Nam Bộ (xuất bản năm 2013)… nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tạo được dấu ấn lớn trong lòng độc giả qua những nghiên cứu, biên khảo công phu.

Giao lưu và giới thiệu sách: Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859 - 1954)

Bài hỗ trợ | 29/07/2016, 09:42

Từng được độc giả biết đến nhiều qua những sách địa chí, văn hóa, lịch sử như Địa chí Khánh Hòa (in lần đầu năm 1972), Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ (xuất bản năm 2008), Tiểu sử và hành trạng các nhà khoa bảng Hán học Nam Bộ (xuất bản năm 2013)… nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tạo được dấu ấn lớn trong lòng độc giả qua những nghiên cứu, biên khảo công phu.

Luôn đau đáu với mảnh đất Nam Bộ nơi ông sinh sống, lập nghiệp, tác giả có nhiều tác phẩm nghiên cứu về địa danh, lịch sử TP.HCM nói riêng và Nam Bộ nói chung. Tuổi đời đã cao (94 tuổi), nhưng sức làm việc của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư vẫn thuộc hàng xưa nay hiếm. Bởi thế, bộ sáchmang tênChế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859 - 1954) được Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành tháng 6 năm 2016 là một cống hiến không chỉ về mặt học thuật của nhà nghiên cứu lão làng, mà còn đáng nể ở sự gia công, gắng sức vượt qua những khó khăn về tuổi tác, bệnh tật, đáng trântrọng ở tấm lòng với vùng đất Nam Bộ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư.

Một thời gian dài làm “bạn lâu năm” với những tư liệu ngồn ngộn trong Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, biết bao sắc lệnh, nghị định suốt 100 năm của chính quyền thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ đã được nhà nghiên cứu cao tuổi lưu ý tập hợp, sưu tầm. Bóng thời gian cùng điều kiện khí hậu làm cho nhiều tư liệu tại Trung tâm dần bị hư nát. Trước thực tế đó, tác giả đã gia công làm việc, kết hợp với nhiều nguồn tài liệu tham khảo có giá trị vớimong muốnđể lại cho thế hệ sau có được nguồn tài liệu gốc khi nghiên cứu. Qua bốn năm, bộ sách Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859 - 1954) gồm 2 tập với hơn 1.000 trang đã đến tay bạn đọc.

Bằng vốn kiến thức tích lũy trong suốt sựnghiệp nghiên cứu cùng những tư liệu gốc có được, tác giả đã làm rõ bản chất của chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ xuyên suốt “quãng đời” tồn tại của nó kể từ lúc tiếng súng xâm lăng đầu tiên cho đếnnăm 1954. Tác phẩm được chia làm bốn phần, bắt đầu từ mối quan hệ Việt – Pháp từ trước thời Nguyễn Ánh cho đến khi Pháp đánh Lục tỉnh Nam Kỳ, thiết lập bộ máy cai trị nơi vùng đất này để tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa. Từng lĩnh vực có sự nhúng tay của người Pháp trong thời gian 1859 - 1954 được tác giả làm rõ như bộ máy hành chính, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế… Một sự bao quát khá đủ đầy, tường tận về hiện tình Nam Kỳ trong thời gian hiện diện chế độ thực dân phương Tây.

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như giao lưu, giới thiệu một công trình nghiên cứu tâm huyết, chất lượng về đất Nam Bộ xưa, sáng 7.8.2016, tại đường sách Nguyễn Văn Bình, quận 1, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM tổ chức Buổi giao lưu giữa nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư với độc giả và giới thiệu sách Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859 - 1954). Đây cũng là dịp để độc giả được nghe những tâm sự của tác giả về quá trình làm sách, cũng như giải đáp những câu hỏi của độc giả quanh tác phẩm công phu này.

Ba Đình

Buổi giao lưu và giới thiệusách Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859 - 1954)của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư

Thời gian: 8 giờ 30sáng Chủ nhật (ngày 7.8.2016)

Địa điểm: ĐẸP Café, Đường sách Nguyễn Văn Bình, quận 1, TP.HCM

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giao lưu và giới thiệu sách: Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859 - 1954)