Ngày 31.8, Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay, được xem là giải "Nobel châu Á", vừa công bố 5 chủ nhân của giải năm nay, nhân kỷ niệm 117 năm ngày sinh của Tổng thống Philippines Ramón del Fierro Maqsaysay. Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng là một trong năm chủ nhân của giải thưởng mùa giải năm 2024.
Sự kiện

Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng được trao giải 'Nobel châu Á'

Tú Viên 31/08/2024 23:21

Ngày 31.8, Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay, được xem là giải "Nobel châu Á", vừa công bố 5 chủ nhân của giải năm nay, nhân kỷ niệm 117 năm ngày sinh của Tổng thống Philippines Ramón del Fierro Maqsaysay. Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng là một trong năm chủ nhân của giải thưởng mùa giải năm 2024.

Theo Ban Quản trị Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay, GS.Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã có đóng góp trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin trên sức khỏe con người và sức khỏe sinh sản và những hoạt động đòi công lý cho nạn nhân da cam/dioxin cũng như có nhiều đóng góp giúp nạn nhân da cam/dioxin có cuộc sống tốt hơn.

quy-giai-thuong-ramon-magsaysay-vua-cong-bo-nhung-chu-nhan-cua-mua-giai-nam-2024-rma-224825.jpg
Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay vừa công bố những chủ nhân của giải thưởng mùa giải năm 2024 - Ảnh: RMA

Hội đồng các thành viên Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay đã thống nhất và quyết định chọn bà là một 1 trong năm 5 cá nhân nhận giải thưởng Ramon Magsaysay năm nay.

Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay nhấn mạnh, công trình của bà Nguyễn Thị Ngọc Phượng là lời cảnh báo nghiêm trọng cho thế giới rằng hãy tránh chiến tranh bằng mọi giá vì hậu quả bi thảm của nó có thể kéo dài đến tận tương lai. Bà Phượng đưa ra bằng chứng rằng không bao giờ là quá muộn để sửa chữa sai lầm của chiến tranh và giành lại công lý cũng như sự cứu trợ cho những nạn nhân bất hạnh của nó.

Giải thưởng Ramon Magsaysay được thành lập năm 1957 để tưởng nhớ cố Tổng thống Ramon Magsaysay của Phillippines. Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay được thành lập để vinh danh tổng thống thứ 7 của Cộng Hòa Philippines - Tổng thống Ramon Magsaysay. Được mệnh danh là giải "Nobel châu Á", giải thưởng này nhằm mục đích tôn vinh những người đã "phục vụ quên mình vì sự phát triển của các dân tộc châu Á".

Đến nay Giải thưởng Ramon Magsaysay đã có lịch sử 66 năm, trao tặng cho 322 cá nhân và 26 tổ chức. Mỗi năm, quỹ Ramon Magsaysay sẽ chọn 5 cá nhân ở các nước trong khu vực châu Á. Cá nhân được chọn nhận giải thưởng không có phân biệt về quốc gia, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, bối cảnh thân phận,… Giải thưởng chỉ có tiêu chí đề cao sự đóng góp của cá nhân cho xã hội và được công nhận bởi cộng đồng.

Theo Ban tổ chức Giải thưởng Ramon Magsaysay, mùa giải năm 2024 vinh danh các cá nhân, tổ chức gồm: Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng; ông Karma Phuntsho - cựu tu sĩ Phật giáo Bhutan; nhà sinh thái học người Indonesia Farwiza Farhan; nhà sản xuất phim hoạt hình người Nhật Bản Miyazaki Hayao và Phong trào bác sĩ nông thôn của Thái Lan.

Lễ trao giải thưởng Ramon Magsaysay lần thứ 66 sẽ được tổ chức vào ngày 16.11, tại nhà hát Metropolitan ở Manila, Philippines.

GS Nguyễn Thị Ngọc Phượng hiện là Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, Chủ tịch Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM (HOSREM), Phó chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam (VAGO).

Bà nguyên là Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), nguyên Viện trưởng Viện Tim TP.HCM, nguyên Phó chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam TP.HCM, nguyên Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Mỹ TP.HCM.

Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược
27 phút trước Sự kiện
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, sáng 17.1, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Warsaw, nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược, vì hòa bình và phát triển của hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông Âu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng được trao giải 'Nobel châu Á'