Bắt đầu từ năm 2019, trong kỳ thi vào lớp 10, thí sinh sẽ không được cộng điểm khuyến khích bao gồm điểm thi nghề phổ thông ở cấp trung học cơ sở và cuộc thi học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa.

Hà Nội bỏ cộng điểm nghề tuyển sinh vào lớp 10: Nhiều người đồng tình

Hải Yến | 16/10/2018, 11:07

Bắt đầu từ năm 2019, trong kỳ thi vào lớp 10, thí sinh sẽ không được cộng điểm khuyến khích bao gồm điểm thi nghề phổ thông ở cấp trung học cơ sở và cuộc thi học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa.

Quy định này khiến nhiều phụ huynh, giáo viên và chuyên gia giáo dục vui mừng vì có thể sẽ giảm được tiêu cực trong việc làm đẹp học bạ cho học sinh. Ngoài ra, điểm xét tuyển được tính là (điểm thi Toán + Ngữ văn) x 2 + (điểm Ngoại ngữ + điểm môn thứ tư) + điểm cộng thêm. Trong đó, bài thi của các môn tính theo thang điểm 10. Như vậy, ngoài tăng số môn gấp đôi so với năm ngoái, việc xét học bạ, duy trì điểm cộng năm học tới đã không còn.

Thực tế cũng cho thấy, trước đây, các trường có tổ chức học và thi nghề nhưng hầu hết mục đích học nghề của học sinh chủ yếu là để lấy điểm cộng vào Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Do đó, học sinh chủ yếu học để đối phó. Việc được cộng nhiều điểm gây ra sự chênh lệch và thiếu công bằng cho các em học sinh. Những em có tư duy tốt, chăm chỉ ôn luyện lại không bằng những em được hưởng nhiều chế độ ưu tiên. Ở nhiều trường, trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10, thí sinh có điểm cao nhất không phải là thí sinh có tổng điểm 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ cao nhất mà là thí sinh có điểm cộng cao nhất.

Chia sẻ với phóng viên, em Nguyễn Thành Toàn - học sinh trường THCS Cầu Giấy cho biết: "Bản thân em và các bạn rất ủng hộ việc bỏ cộng điểm học nghề, vì như thế công bằng học lực với tất cả các bạn học sinh. Cứ học thật, thi thật thì các bạn không còn học theo kiểu đối phó hoặc cố gắng đi học nghề để có điểm cộng chứ học lại không tập trung".

Trao đổi riêng với phóng viên, anh Hoàng Long - có con đang học tại một trường THCS quận Thanh Xuân cho biết: "Con tôi xin đăng ký đi học nghề và cháu cũng nói rõ là để được cộng điểm, cho an tâm. Tuy nhiên, bản thân gia đình tôi lại muốn cháu cố gắng bằng chính năng lực của mình nên ủng hộ việc bỏ cộng điểm nghề, không phải vì tiếc 200 ngàn đồng tiền học thêm mà tôi muốn con tôi suy nghĩ việc học là học cho đúng năng lực chứ không phải đối phó."

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT cho hay: “Bộ GD-ĐT đưa việc bỏ cộng điểm nghề trong tuyển sinh vào lớp 10 vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và THPT là để lấy lại mục đích và ý nghĩa của việc giáo dục hướng nghiệp cũng là để chấn chỉnh tình trạng loạn các cuộc thi ở địa phương theo lối hình thức gây mệt mỏi cho phụ huynh và học sinh”.

Trước những thay đổi nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra sự công bằng trong thi cử, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - GS.TS Phạm Tất Dong bày tỏ sự đồng tình cao. Đồng thời, ông góp ý, việc thay đổi này cũng cần bổ sung, phải làm rõ thêm quy định về điểm cộng và đối tượng được hưởng điểm cộng thêm trong kỳ thi. Cụ thể, Sở GD-ĐT chỉ nên cho những học sinhlà con em gia đình chính sách, thuộc diện khó khăn được cộng điểm, tránh trường hợp có thí sinh là người dân tộc ở một tỉnh nào đó, đã ra Hà Nội sinh sống nhưng vẫn được hưởng chế độ ưu tiên cộng điểm.

“Ngoài ra, nên giữ việc cộng điểm cho học sinh đoạt giải quốc gia vì như vậy mới tìm kiếm, phát hiện, khuyến khích các em tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi tại các trường” - GS.TS Phạm Tất Dong nói.

Bên cạnh đó, GS.TS Phạm Tất Dong cũng nêu lên tầm quan trọng của việc không ngừng thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường. Đó là cơ sở để đảm bảo đúng mục tiêu giáo dục toàn diện cho các em học sinh, trong đó, quan trọng là học sinh không học lệch, học tủ, mà phải học đều các môn học.

Bộ GD-ĐT chỉ nên cho những học sinh là con em gia đình chính sách, diện khó khăn được cộng điểm. Ngoài ra, nên giữ việc cộng điểm cho học sinh đoạt giải quốc gia vì như vậy mới tìm kiếm, phát hiện, khuyến khích các em tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi các môn.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội bỏ cộng điểm nghề tuyển sinh vào lớp 10: Nhiều người đồng tình