Điện toán đám mây là cơ sở hạ tầng số quan trọng, phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số ở Việt Nam.

Hạ tầng ‘đám mây’ cho chuyển đổi số

Thu Anh | 26/08/2021, 09:34

Điện toán đám mây là cơ sở hạ tầng số quan trọng, phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số ở Việt Nam.

Tháng 6.2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó nêu rõ: “Thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số, phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả…”.

Ngoài ra, theo Quyết định 749/QĐ-TTg, giải pháp góp phần thúc đẩy chuyển đối số chính là xây dựng và làm chủ công nghệ điện toán đám mây với các mô hình triển khai (đám mây công cộng, đám mây dùng riêng, đám mây lai), các loại hình dịch vụ cung cấp trên đám mây khác nhau, phục vụ nhu cầu chuyển đổi số của cơ quan Nhà nước và xã hội.

Theo Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS) có 3 lợi ích của điện toán đám mây. Thứ nhất, điện toán đám mây giúp tiết kiệm chi phí. Khách hàng thanh toán theo mức sử dụng (pay-as-you-go), không phải chi trả các khoản tiền duy trì cơ sở hạ tầng vật lý và những nguồn tài nguyên CNTT không sử dụng.

IPS trích thông tin của cơ quan dịch vụ công Hoa Kỳ (GSA), theo đó sau khi chuyển cổng thông tin sang một máy chủ lưu trữ dựa trên đám mây, GSA có thể giảm thời gian nâng cấp trang web; thời gian ngừng hoạt động hàng tháng được cải thiện từ hai giờ lên mức khả dụng 99,9%. Từ đó, cơ quan này đã tiết kiệm được 1,7 triệu USD cho các dịch vụ lưu trữ.

ha-tang-dam-may-cho-chuyen-doi-so.jpg
Công nghệ điện toán đám mây góp phần thúc đẩy chuyển đổi số - Ảnh: Internet

Thứ hai, điện toán đám mây dễ dàng thay đổi quy mô. Theo nghiên cứu của IPS, hạ tầng đám mây có thể mở rộng hoặc thu hẹp quy mô một cách nhanh chóng, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu kinh doanh hay phát triển sản phẩm trong từng giai đoạn của khách hàng.

Thứ ba là khả năng tích hợp nhiều ứng dụng. Nghiên cứu của IPS cũng chỉ ra rằng điện toán đám mây không chỉ là kho lưu trữ, đây còn là một hệ sinh thái mà khách hàng có thể sử dụng kết hợp nhiều công cụ, phần mềm hữu ích phục vụ quá trình kinh doanh và vận hành nội bộ.

Bên cạnh những lợi ích mà công nghệ mới này mang lại, trong quá trình nghiên cứu, IPS cũng đưa ra khuyến nghị chính sách của mình. 

Cụ thể, IPS khuyến nghị tiếp tục có chiến lược nâng cấp cơ sở hạ tầng kết nối, viễn thông, chất lượng băng thông. Việt Nam cần có chính sách cụ thể về việc sử dụng điện toán đám mây, cần thể hiện rõ rằng ưu tiên ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, lợi thế cạnh tranh của điện toán đám mây, các loại mô hình dịch vụ đám mây phù hợp để sử dụng.

Theo IPS, trên thế giới đã có khoảng 10 quốc gia ban hành chính sách ưu tiên điện toán đám mây, được gọi là “Cloud-first policy”, trong đó có Hoa Kỳ (2010), Vương quốc Anh (2013), Malaysia (2013), Úc (2017)…

Song hành cùng Chính sách uu tiên đám mây là nguyên tắc phân loại dữ liệu theo mức độ nhạy cảm kết hợp với yêu cầu bảo mật tương ứng nhằm chống lại các mối đe dọa hiện hành, tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia nếu dữ liệu đó bị xâm phạm.

"Việt Nam cũng cần đánh giá các loại hình dịch vụ công trực tuyến, các cấu thành ưu tiên trong hệ thống dịch vụ đô thị thông minh hiện nay để di chuyển lên đám mây dùng chung hoặc đám mây Chính phủ”, IPS nêu rõ.

Ngoài ra, IPS cũng cho rằng cần đảm bảo dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới và yêu cầu về bản địa hoá dữ liệu là các vấn đề chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây nói riêng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT nói chung...

Bài liên quan
Phát triển công nghiệp ICT, công nghệ số đóng góp vào chuyển đổi số
Ngành công nghiệp ICT, công nghệ số giúp giải quyết các bài toán của Việt Nam, đóng góp vào chuyển đổi số...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hạ tầng ‘đám mây’ cho chuyển đổi số