Tình trạng hạn hán kéo dài khiến trong hai tháng nữa, thành phố Coalinga sẽ không có nguồn nước sinh hoạt và nước uống, theo Washington Post.

Hạn hán kéo dài gây cạn kiện nguồn nước sinh hoạt tại một thành phố Mỹ

Bảo Vĩnh | 16/10/2022, 18:02

Tình trạng hạn hán kéo dài khiến trong hai tháng nữa, thành phố Coalinga sẽ không có nguồn nước sinh hoạt và nước uống, theo Washington Post.

Coalinga ở bên rìa phía tây Thung lũng Trung tâm của bang California, Mỹ. Thành phố này chỉ có duy nhất một nguồn cấp nước, là một hồ nhỏ nối vào Đập dẫn nước California do chính phủ Mỹ quản lý. Đập  này đang cạn kiệt nước và các quan chức dự báo Coalinga sẽ sử dụng hết nguồn nước này vào cuối năm 2022.

Vì hạn hán kéo dài, 17.000 cư dân Coalinga đang phải chứng kiến bụi tràn đầy phòng khách, cây trái phải hái xuống do thiếu nước tưới tiêu, và đường vào thành phố rực nắng này luôn có các biển báo nhắc nhở tiết kiệm nước, không tưới thảm cỏ trồng trước nhà.

lake-perris-reuters.jpg
Một vùng  hạn hán ở bang California - Ảnh: Reuters

Đã xảy ra trường hợp một cháu bé 4 tuổi bị gãy cánh tay vì té xuống một bãi cỏ không được tưới nước, và thậm chí hiệu trưởng của một trường tiểu học đã bị mất một phần phổi bên phải hồi năm ngoái, do hạn hán nghiêm trọng khiến bà bị "sốt Thung lũng" hít phải một loại nấm bị nhổ khỏi đất khô.

Chính quyền Coalinga xử rất nghiêm việc lãng phí nước, cử cảnh sát tuần tra để đảm bảo người dân không vi phạm qui định tiết kiệm nước.

Chính quyền cũng tạm ngưng xây các hồ bơi, nhiều lần nâng mức tiền nước và năm 2021 đã bắt đầu áp dụng tính “phí hạn hán” đối với các trường hợp sử dụng nước quá mức. Nhưng rồi chính quyền phải hoàn trả 277.000 USD đã thu phí, do việc sử dụng nước vẫn không giảm.

Tiền nước tăng vọt

Hồi tháng 8, Cục Khai hoang (USBR) đã tăng thêm 655 triệu lít nước, hỗ trợ nhu cầu bảo đảm sức khỏe và an toàn cộng đồng. Nhưng các quan chức Coalinga nói họ vẫn thiếu hơn 700 triệu lít nước, và việc mua thêm nguồn cấp nước vẫn rất đắt.

Với mức giá hiện đã tăng gấp 10 lần trên thị trường, Coalinga ước tính sẽ phải bỏ ra 2,5 triệu USD để mua nước dùng cho hết năm, nhưng ngân sách toàn thành phố chỉ ở mức 10 triệu USD, theo Sean Brewer - ủy viên Hội đồng Thị chính Coalinga.

Nếu Coalinga không thể tìm ra giải pháp thì thành phố này sẽ phải mua thêm nước trên thị trường mở vốn có giá bán đắt. Và điều này có thể “hút cạn” nguồn ngân sách của thành phố.

Đó là một kịch bản u ám mà Thị trưởng Ron Ramsey phải đối mặt. Ông là người duy nhất trong Hội đồng Thành phố bỏ phiếu chống quyết định cấm tưới bãi cỏ trước nhà dân và tăng mức phạt đối với những trường hợp lạm dụng nguồn nước.

calif-water-top(1).jpg
Biển báo nhắc nhở người dân Coalinga tiết kiệm nước - Ảnh: Washington Post

Vì các ủy viên khác bỏ phiếu thuận, ông Ramsey phải chấp thuận lệnh cấm. Nhưng ngay cả các ủy viên cũng phải thừa nhận rằng các biện pháp kêu gọi và xử phạt này không thể tiết kiệm đủ số nước cần thiết.

Coalinga từng là một thị trấn mỏ than (coal) và là một cộng đồng nhỏ theo đảng Cộng hòa, trong toàn bang California theo đảng Dân chủ.

Thành phố có nhiều dàn khoan dầu trên đất và nông trại từng thách thức chính quyền bang hồi năm 2020, khi thông qua một nghị quyết tuyên bố tất cả doanh nghiệp đều thiết yếu, nhằm tránh việc bị bắt buộc đóng cửa vì dịch COVID-19. Vì thế, khi chính quyền bang phân phối quỹ giải cứu COVID-19 cho các thành phố, Coalinga không nhận được gì.

Sự thiếu nước sinh hoạt được vài người cho rằng đó là một dạng trả đũa của chính quyền bang.

Scott Netherton, Giám đốc điều hành Văn phòng thương mại Coalinga và là chủ rạp phim duy nhất ở đây, nói: “Sao lại có thể không cấp nước cho nhà nông khi họ nuôi sống mọi người, trừ phi muốn loại họ khỏi chuyện làm ăn. Chúng tôi cảm thấy mình chỉ là các thị trấn nhỏ lẻ bị lãng quên, bị ép phải chuyển đến các thành phố lớn”.

calif-water-aqueduct(2).jpg
Đập dẫn nước California ở Coalinga - Ảnh: Washington Post

Một tương lai có thể... thiếu nước

Nguy cơ thiếu nước sinh hoạt đã khiến người dân bắt đầu trữ nước trong xô chậu, can chứa và nhiều người biết chắc tiền nước sẽ tăng cao.

Hầu như toàn bộ bang California đang bị hạn hán nặng, theo Cơ quan Giám sát Hạn hán Liên bang (USDM). Trận hạn hán khắc nghiệt nhất ở phía tây nước Mỹ kể từ thế kỉ thứ 9 đã kéo dài sang năm thứ 23.

Trước đây, tuyết trên các núi của California cung cấp 1/3 nguồn nước uống hàng năm cho bang, nhưng năm 2021, cấp độ tuyết rơi tuột thấp đáng kể vào cuối mùa đông.

Trên toàn bang California, người dân đang đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng chưa từng có. Các hồ chứa nước lớn nhất đang ghi nhận mức giảm kỉ lục. Nhiều khu dân cư đã không còn nguồn cung nước do các giếng cạn kiệt.

California bắt đầu năm 2022 với 4 tháng khô hạn nhất được ghi nhận. Các hồ chứa nước cạn kiệt đã dẫn đến việc hạn chế tưới nước ngoài trời cho hàng triệu cư dân của bang.

Một nguồn nước khác của Nam California là sông Colorado cũng bị cạn vì hạn hán, đe dọa nguồn cung nước tưới tiêu cho nhà nông và nguồn nước sinh hoạt cho các thành phố thuộc phía tây nước Mỹ.

Các bang dọc tuyến sông Colorado đang thảo luận phương án cắt giảm cung cấp nước, mà nếu được thực hiện, phương án này sẽ gây gián đoạn không nhỏ cho vùng nông sản quan trọng nhất nước Mỹ.

Các quan chức bang dự báo nguồn cung nước của California sẽ giảm còn 10% trong 20 năm tới.

Khắc phục bằng cách xây nhà máy khử mặn, lọc nước biển thành nước uống

Thời tiết ngày càng nóng bức và khô hạn đã buộc California và nhiều bang khác phải tính tới một tương lai họ sẽ có ít nước hơn, trong khi dân số tiếp tục tăng lên.

Hồi tháng 8, Thống đốc Gavin Newsom thuộc đảng Dân chủ trình bày kế hoạch dài 19 trang để đối phó viễn cảnh California sẽ mất 10% nguồn cung nước vào 2040.

Kế hoạch xây nhà máy khử mặn nhằm để cư dân California có nước uống, vào lúc California phải chịu cơn hạn hán nghiêm trọng nhất từ 1.200 năm nay, theo AP.

11 ủy viên Ủy ban Duyên Hải (CCC) đã phê chuẩn Dự án nhà máy khử mặn Doherty ở vùng Dana Point thuộc Quận Cam, thành phố Los Angeles.

Dự kiến kinh phí xây dựng là 140 triệu USD và xây xong năm 2027, nhằm chuyển đổi gần 19 triệu lít nước biển/ngày thành nước uống được cho khoảng 40.000 dân.

Hồi tháng 8, Thống đốc Newsom đã nói khử mặn và tái tạo là các cách bảo vệ nguồn cung nước của California.

Ông Newsom cũng ủng hộ một dự án nhà máy khử mặn khác ở Nam California. Dự án này của công ty tư nhân Poseidon Water, được cho là lớn hơn 10 lần so với Dự án khử mặn Doherty vừa được CCC phê chuẩn hôm 13.10.

Tuy nhiên, CCC hồi tháng 5 đã nhất trí bác bỏ dự án Poseidon Water. Các ủy viên giải thích họ lo ngại nhà máy tư nhân ở Bãi Huntington sẽ hủy diệt hệ sinh thái biển và khiến nước có giá bán cao tại một khu vực đã có sẵn nguồn nước rẻ tiền hơn và thân thiện môi trường hơn.

Các tổ chức bảo vệ môi trường từ lâu cũng đã phản đối dự án Poseidon Water, nhưng không phản đối Dự án khử mặn Doherty do thiết kế dự án này ít tác động xấu đến môi trường.

Theo Washington Post
Copy Link
Bài liên quan
Khủng hoảng khí hậu khiến hạn hán xảy ra vào mùa hè tăng gấp 20 lần
Các nhà khoa học đã tính toán rằng cuộc khủng hoảng khí hậu đã khiến đợt hạn hán kỷ lục trên khắp khu vực Bắc bán cầu vào mùa hè này có khả năng cao hơn ít nhất 20 lần.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phát hiện thêm 22 hang động kỳ vỹ tại Quảng Bình
một giờ trước Theo dòng thời sự
Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng cho biết đợt khảo sát trong tháng 3 vừa qua, Đoàn thám hiểm hang động Anh – Việt hợp tác với Ban quản lý VQG Phong Nha – Kẻ Bàng đã tiến hành khảo sát và thám hiểm các hang động tại tỉnh Quảng Bình.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hạn hán kéo dài gây cạn kiện nguồn nước sinh hoạt tại một thành phố Mỹ