Dự kiến đến năm 2030 Hậu Giang sẽ có 19 đô thị, trong đó có 1 thành phố đô thị loại II, 1 thành phố và 1 thị xã đô thị loại III, 7 đô thị loại IV và 9 thị trấn là đô thị loại V. Để đạt mục tiêu này, nguồn lực mà Hậu Giang hướng tới là từ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nhà ở và phát triển đô thị.

Hậu Giang: FLC đang triển khai 4 dự án địa ốc và du lịch

20/05/2020, 16:29

Dự kiến đến năm 2030 Hậu Giang sẽ có 19 đô thị, trong đó có 1 thành phố đô thị loại II, 1 thành phố và 1 thị xã đô thị loại III, 7 đô thị loại IV và 9 thị trấn là đô thị loại V. Để đạt mục tiêu này, nguồn lực mà Hậu Giang hướng tới là từ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nhà ở và phát triển đô thị.

Hội thảo Hậu Giang mở mang đô thị diễn ra vào sáng 20.5 - Ảnh: Thanh Nguyên

Đó là những thông tin được đưa ra trong Hội thảo Hậu Giang mở mang đô thị được tổ chức tại TP.Vị Thanh (Hậu Giang) sáng 20.5. Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, tỉnh Hậu Giang được thành lập năm 2004 với hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội còn nhiều yếu kém.

Để định hướng xây dựng và kêu gọi thu hút đầu tư, địa phương đã phê duyệt 335 danh mục đồ án quy hoạch theo thẩm quyền; tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung đô thị đạt 100%, quy hoạch phân khu đạt 62,6%, quy hoạch chi tiết đạt 31,7%. Trên cơ sở đó, tỉnh đã tăng cường công tác kêu gọi, thu hút đầu tư vào Hậu Giang, nhất là trong lĩnh vực nhà ở, phát triển đô thị.

Ông Tuấn nói rằng đến nay địa phương đã lựa chọn và công nhận chủ đầu tư đối với 19 dự án khu đô thị mới, nhà ở thương mại; cho chủ trương nghiên cứu, tiếp cận lập quy hoạch chi tiết để đề xuất đầu tư đối với 62 dự án.

Trong khi đó, với cương vị là các nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp cũng đã đặt ra nhiều vấn đề trong hội thảo. Ông Ngô Quang Phúc - Tổng giám đốc điều hành Phú Đông Group cũng là Chủ nhiệm CLB Địa ốc Saigon Times, cho rằng các doanh nghiệp địa ốc ở TP.HCM có 2 mô hình kinh doanh là đầu tư bất động sản và làm dịch vụ kinh doanh bất động sản. Tại Hậu Giang, hiện đã xuất hiện các nhà đầu tư có tiềm lực như FLC, Đất Xanh, Cát Tường… Việc thu hút các nhà đầu tư uy tín là cơ hội cho các doanh nghiệp khác ở TP.HCM đến Hậu Giang tìm hiểu đầu tư.

Doanh nghiệp đến Hậu Giang mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư vì địa bàn TP.HCM hiện đang chật chội và có sự cạnh tranh rất cao. Do vậy, doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm môi trường mới, nếu tỉnh nào có chính sách đầu tư tốt sẽ thu hút được doanh nghiệp. Trong đầu tư doanh nghiệp sẽ xếp theo thứ tự những tỉnh nào có chính sách đầu tư tốt thì doanh nghiệp sẽ ưu tiên đầu tư trước.

Các doanh nghiệp cũng đặt ra vấn đề về nhu cầu thông tin chính xác từ Hậu Giang sẽ giúp cho doanh nghiệp an tâm hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có sự cam kết, tính thực thi của cơ quan nhà nước. Đối với doanh nghiệp bất động sản, khó khăn hiện nay là khâu giải phóng mặt bằng. Trong giải phóng mặt bằng, doanh nghiệp sẽ phải hài hòa lợi ích giữa người dân với doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước.

Ông Hồ La Thành, Giám đốc NHNN Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang cho biết, muốn đạt mục tiêu cần phải có nguồn lực lớn để đầu tư phát triển, bao gồm kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội và nâng cấp, chỉnh trang đô thị. “Đặc biệt, khi chính sách công không thể đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, thì hình thức đối tác công - tư (PPP) là một trong những giải pháp luôn được quan tâm”, ông Thành nói và nhấn mạnh các Ngân hàng Thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong cung cấp vốn cho các doanh nghiệp tham gia xây dựng đô thị.

Ông Thành cho biết, từ năm 2018 đến nay, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã chủ động triển khai, thực hiện nhiều giải pháp điều hành chính sách tiền tệ như phát triển mạng lưới hoạt động và tập trung chuyển dịch cơ cấu tín dụng. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Theo ông Thành, nhờ có định hướng đúng đắn trong việc phát triển mạng lưới, đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các tổ chức tín dụng đã có điều kiện mở rộng đầu tư, cho vay, giúp dư nợ tăng trưởng bình quân 10,11%/năm trong giai đoạn 2015-2019.

Hiện nay, nhiều dự án đã được nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào Hậu Giang như có 4 dự án mà tập đoàn FLC đang làm các thủ tục đầu tư. Đó là dự án khu đô thị mới Vị Thanh 39,4 héc-ta; khu đô thị mới kết hợp công viên cây xanh Vị Thanh 190 héc-ta; khu đô thị mới Nam Vị Thanh 120 héc-ta; dự án quần thể khu đô thị mới, dịch vụ thể thao và du lịch nghỉ dưỡng Châu Thành 619 héc-ta.

Thanh Nguyên

Bài liên quan
Chủ tịch Công ty Faros Doãn Văn Phương đang bỏ trốn có vai trò gì trong vụ FLC?
VKS kết luận Doãn Văn Phương là người tham mưu cho Trịnh Văn Quyết, thường xuyên bàn bạc, thống nhất chủ trương và được Quyết giao trực tiếp thực hiện thủ tục mua Công ty Faros; ký các thủ tục tăng vốn điều lệ, ủy thác đầu tư.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hậu Giang: FLC đang triển khai 4 dự án địa ốc và du lịch