Nhà văn Nga N.Gogol, người cùng thời với Pushkin, đã từng nói: “Với Pushkin, thơ là thần thánh. Ông coi đó là điều rất đỗi thiêng liêng. Ông không bao giờ đưa đời tư của mình vào thơ một cách thiếu thận trọng. Nhưng những gì được nói lên trong thơ Pushkin lại đóng góp vào những câu chuyện đời của chính ông. Không ai có thể nhận ra điều ấy. Độc giả chỉ có thể cảm thấy những phần ngọt ngào trong từng vần thơ của ông mà thôi”.

Hé lộ về những 'nàng thơ' của Pushkin

Thùy Vân | 28/07/2017, 07:57

Nhà văn Nga N.Gogol, người cùng thời với Pushkin, đã từng nói: “Với Pushkin, thơ là thần thánh. Ông coi đó là điều rất đỗi thiêng liêng. Ông không bao giờ đưa đời tư của mình vào thơ một cách thiếu thận trọng. Nhưng những gì được nói lên trong thơ Pushkin lại đóng góp vào những câu chuyện đời của chính ông. Không ai có thể nhận ra điều ấy. Độc giả chỉ có thể cảm thấy những phần ngọt ngào trong từng vần thơ của ông mà thôi”.

Chân dung đại thi hào người Nga Alexandr Pushkin

Tuyệt tác “Tôi yêu em” của Pushkinđược cho là lấy cảm hứng từ Anna Olenia, người con gái Pushkin yêu và muốn lấy làm vợ. Olenia là một cô gái xinh đẹp, với làn da trắng, gương mặt đầy cá tính. Cô mang vẻ đẹp điển hình của những người phụ nữ thập niên 1920 với dáng đi uyển chuyển, thân hình thướt tha, cùng mái tóc có những lọn tóc lợn cột gọn gàng.

Olenia sinh ra trong một gia đình có tri thức, bố là Viện trưởng Viện hàn lâm nghệ thuật thành Peterbua nên Anna là cô gái có học vấn cao và không xa lạ với xã hội của những cá nhân kiệt xuất cùng thời với cô.

Năm 1829, Pushkin ngỏ lời yêu với Anna nhưng bị cô từ chối. Khi đó, Pushkin đã viết một bài thơ thay lời chia tay với cô. Lấy cảm hứng từ bài thơ ấy, Pushkin đã thi vị hóa hình tượng người trong mộng thành hình mẫu sáng tác bản romance rất được yêu mến.

Nàng thơ Olenia của Pushkin trong một bức chân dung


Ngày nay, độc giả vẫn hướng sự chú ý đến những bản tư liệu viết về sự kiện xảy ra khi Pushkin ngỏ lời với Anna Olenia. Nadezhda Kondakova – nhà thơ, nhà nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của Pushkin đã tìm và tiếp cận được một bản tư liệu được viết dựa trên cuốn nhật kýcủa Anna, mới được xuất bản ở Nga thời gian gần đây.

Cuốn nhật kí viết rằng: Lời cầu hôn của Pushkin đúng ra đã được Anna đón nhận. Mọi tin tức xung quanh sự kiện này sẽ được làm rõ tại buổi họp mặt giữa Pushkin và gia đình Anna. Nhưng Pushkin đã đến muộn và không kịp dự buổi gặp gỡ ấy. Tuy nhiên, Pushkin đã có buổi nói chuyện riêng với cha của Anna.

Cuốn nhật kí cũng cho biết: lúc ấy, Anna vừa vực dậy sau mối tình không thành với một người đàn ông khác nên chưa sẵn sàng cho đám cưới. Nadezhda Kondakova cho biết thêm: chính Pushkin cảm thấy điều gì đó không ổn nên đã chọn cách rút lui.

Alexei Wolf, một người bạn của Pushkin, đã nói: “Pushkin không phải tốn nhiều thời gian để hiểu tính cách những người mà ông gặp”. Trong số những người phụ nữ đứng đằng sau sự nghiệp thơ ca của ông, không chỉ có những thiên thần vừa đáng yêu, vừa tốt bụng. Anna Akhmatova – một nhà thơ nữ nổi tiếng đầu thể kỷ XX – từng nói: “Trong năm 1828 bên cạnh Pushkin không chỉ có một thiên thần là Olenia, mà còn có cả những bóng ma, đó là hai người phụ nữ Zakrevskaya và Sobanskaya. Sobanskaya chính là Karolina Sobanskaya, người có vẻ đẹp tuyệt mĩ từ miền Nam nước Nga – người đón nhận những tác phẩm đầy nhiệt huyết của ông.

Trong suốt thập kỷ ấy, cô liên tục xuất hiện trong cuộc đời của Pushkin và mỗi lần cô xuất hiện là một lần khuấy động trong ông những cảm xúc mới mẻ. Pushkin viết cho Sobanskaya: “Hôm nay là ngày kỷniệm 9 năm anh gặp em. Ngày đó là ngày quyết định của đời anh. Càng nghĩ nhiều về điều ấy, anh càng cảm thấy mình đã bị thuyết phục bởi một ý nghĩa rằng: anh sinh ra là để yêu em và đi cùng em”.

Nhưng éo le thay, người phụ nữ ấy đã tố cáo thơ của Pushkin cho cảnh sát. Điều đó khiến cho Pushkin phải sống trong sự nghi ngờ và mỗi bước đi của ông đều bị người ta để ý. Độc giả thường liên tưởng cái tên Sobanskaya với một điều gì đó huyền bí trong tiểu sử của Pushkin. Họ ví đó là một tình yêu thầm kín – đó là những từ được mượn từ sự toàn tâm, toàn ý của Pushkin với bài thơ Poltava.

Người đọc không chắc lắm về người được nói đến trong bài thơ ấy, và họ đã đưa ra một vài cái tên: Maria Raievskaya – con gái của viên đại tướng, người hùng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Napoleon năm 1812, Maria Golitsyna, Sofia Pototskaya – một thành viên trong một gia đình quí tộc người Ba Lan, Natalia Kochubei – con gái của một quân nhân cấp cao, Elizaveta Vorontsova - vợ của bá tước miền Nam nước Nga.

Mỗi người đều có vẻ đẹp và những câu chuyện đời khác nhau. Mỗi người đều được vinh dự nhắc đến trong những vần thơ thiên bẩm của Pushkin. Nhưng không ai trong số họ có thể dành cho nhà thơ một tình yêu không vị kỷ và bằng cả tấm lòng như Anna Wolf.

Năm 1824, Anna Wolf đã chứng kiến tình yêu mãnh liệt của nhà thơ với Anna Kern. Theo Nadezhda Kondakova, Pushkin đã đón nhận tình yêu của Anna Wolf. Dù bản thân ông chưa từng trải qua cảm giác đam mê mạnh mẽ trong đời nhưng ông đã đem lại cho cô những giây phút hạnh phúc. Còn đối với Anna, tình yêu của cô giành cho nhà thơ còn mãi đến tận cuộc đời.

Trong một bức thư đề ngày 16.10.1829, ngày mà Pushkin quyết định đến sống tại khu dinh thự Malinniki, cách thủ đô Matxcơva khoảng 200 km, ông viết: “Chỉ có ở Malinniki, tôi mới tìm được Anna Wolf”. Nhà thơ đã sống ở đó một tháng rưỡi. Làm việc ở Malinniki trong cảm giác hạnh phúc, Pushkin đã viết chương đầu của cuốn tiểu thuyết bằng thơ mang tên Evgheni Oneghin và rất nhiều những bài thơ khác. Một trong những bài thơ ấy có dòng viết rằng: Pushkin có mối quan hệ mật thiết với Anna Wolf.

Vậy ai là người phụ nữ lý tưởng của nhà thơ? Nadezhda Kondakova đưa ra câu trả lời: “Đó chỉ là những hình ảnh trong tâm tưởng. Nhưng sự thật là Pushkin chưa bao giờ tự tạo ra tình yêu trong thơ của mình. Ông đã viết bằng chính niềm đam mê thúc giục. Và đây mới là điều làm độc giả đam mê thơ ông”.

Lam Khuê (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hé lộ về những 'nàng thơ' của Pushkin