Hiện tượng thiên văn đầu tiên của năm 2019 là mưa sao băng Quadrantids sẽ diễn ra trong vài ngày tới. Lần này, ở bất cứ nơi nào có điều kiện thời tiết thuận lợi, người quan sát sẽ nhìn thấy hiện tượng này.

Hiện tượng thiên văn đầu tiên của năm 2019: Mưa sao băng Quadrantids

TIỂU VŨ | 02/01/2019, 15:33

Hiện tượng thiên văn đầu tiên của năm 2019 là mưa sao băng Quadrantids sẽ diễn ra trong vài ngày tới. Lần này, ở bất cứ nơi nào có điều kiện thời tiết thuận lợi, người quan sát sẽ nhìn thấy hiện tượng này.

Thông tin từHội Thiên văn học trẻ Việt Nam cho biếtvào rạng sáng ngày 4.1.2019 mưa sao băng Quadrantids sẽ xuất hiện. Đây là trận mưa sao băng trung bình. Khác với năm 2018, Quandrantids 2019 sẽ không bị ngăn cản bởi ánh trăng, do đó ở những khu vực có điều kiện thời tiết thuận lợi, người yêu thiên văn sẽ có nhiều cơ hội quan sát nhiều sao băng ở hiện tượng này.

Cách quan sát hiện tượng này rất đơn giản. Ngày 4.1,chòm sao Bootes sẽ nằm ở bầu trời Đông Bắc, bắt đầu lên khá cao từ khoảng 3 giờ sáng,nếu có góc nhìn đủ, chỉ nhìn về hướng Đông và Đông Bắc với độ cao khoảng 30 đến 50 độ chúng ta có thể dễ dàng thấy hiện tượng này bằng mắt thường

Mưa sao băngQuadrantidsdiễn ra trong chòm sao Bootes, do đó thời điểm lý tưởng nhất là khi chòm sao này đã lên đủ cao vào khoảng từ hơn 2 giờ sáng cho tới hết đêm, có thể quan sát từ sớm hơn, nhưng khi đó chòm sao Bootes lên chưa đủ cao và lượng sao băng quan sát được sẽ rất hạn chế.

Hình ảnh của Timeanddate.com cho thấy vị trí nơi xảy ra mưa sao băng Quadrantids. Một cách dễ dàng để xác định nó là phía dưới một chút so với nhóm sao Big Dipper.

Theo ôngĐặngVũ TuấnSơn - Chủtịch Hội thiên văn trẻ Việt Nam,năm 2019 này chúng ta sẽ có nhiều cơ hội được nhìn thấy nhiều sao băng của Quadrantids hơn so với năm 2018 do không bị mặt trăng "làm phiền". Nếu có điều kiện thời tiết lý tưởng (không mây) cùng vị trí quan sát tốt (góc nhìn rộng, khu vực ít ánh sáng nhân tạo, ít ô nhiễm) thì dễ dàng quan sát được khá nhiều sao băng của Quadrantids.

Để quan sát tốt hiện tượng nàynên chọnvị trí có góc nhìn càng rộng càng tốt (nóc nhà, các bãi trống ...), nơi không có ánh đèn mạnh chiếu thẳng vào mắt. Nơi không có các phương tiện giao thông di chuyển, và không có ánhđèn từ các tòa nhà xung quanh. Không cần mang theo bất cứ dụng cụ quan sát nào nhưkính thiên văn, ống nhòm,vì mắt thường chính là cách quan sát tốt nhất. Có thểdùng ghế dài hay bất cứ vật dụng gì để ngả lưng quan sát, vì quan sát sao băng đòi hỏi sự kiên nhẫn, nếuliên tục ngẩng đầu lên bầu trời sẽ rất nhanh mệt mỏi.

Quadrantids có nguồn gốc từ những phần còn lại của tiểu hành tinh 2003 EH1 - một tiểu hành tinh có quỹ đạo chuyển động quanh mặt trời với chu kỳ 5,5 năm. Khi hiện tượng này bắt đầu được quan sát, nó được các nhà thiên văn học đặt tên là Quadrantids do xảy ra trong khu vực của chòm sao Quadrans Muralis. Tuy nhiên, đến năm 1922, chòm sao này đã bị loại khỏi danh sách các chòm sao của thiên văn học hiện đại. Việc qui ước lại này khiến cho khu vực xảy ra mưa sao băng này ngày nay thuộc chòm sao Bootes (do đó cũng có thể gọi là mưa sao băng Bootids, tuy nhiên cái tên này là không chính thức và ít được nhắc tới).

Vào lúc cực điểm, mưa sao băng Quadrantids có thể đạt tới trên 50 sao băng mỗi giờ, đôi khi còn nhiều hơn. Đây là con số không hề thua kém so với hai mưa sao băng lớn nhất của năm là Geminids và Perseids. Mặc dù vậy, Quadrantids được cho là có ít sao băng dài và sáng hơn, đồng thời cực điểm của nó thường chỉ kéo dài vài giờ thay vì xuyên suốt hai đêm như các trận mưa sao băng lớn khác, do đó nó vẫn thường chỉ được coi là một mưa sao băng trung bình.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiện tượng thiên văn đầu tiên của năm 2019: Mưa sao băng Quadrantids