Hồ Quý Ly là nhân vật lịch sử đầy tranh cãi.Khi còn là quyền thần thì khuynh đảo triều chính, khi lên làm vua rồi Thái Thượng hoàng thì thống lĩnh quyền lực tuyệt đối. Nhưng tiếc thay, khi thua trận lại không giữ khí tiết để lại tiếng xấu mãi sau này.

Hồ Quý Ly đường cùng không giữ khí tiết là điều đáng thẹn

15/01/2018, 13:29

Hồ Quý Ly là nhân vật lịch sử đầy tranh cãi.Khi còn là quyền thần thì khuynh đảo triều chính, khi lên làm vua rồi Thái Thượng hoàng thì thống lĩnh quyền lực tuyệt đối. Nhưng tiếc thay, khi thua trận lại không giữ khí tiết để lại tiếng xấu mãi sau này.

Tranh vẽ Hồ Quý Ly - Ảnh: Internet

Giai đoạn nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly tranh thủ cơ hội để thâu tóm quyền lực. Thực ra chuyện này cũng không có gì đáng ngạc nhiên vì khi nhà Lý suy thì người họ Trần cũng thâu tóm quyền lực để xây dựng một nền thống trị mới. Việc thay đổi một triều đại đôi khi rất có lợi vì nó giúp quốc gia mạnh mẽ hơn để chống ngoại xâm. Nếu không có nhà Trần lên thay nhà Lý thì e rằng Đại Việt đã khó thoát khỏi vó ngựa Nguyên Mông. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần cũng đối diện với thử thách lịch sử khi bị quân xâm lược nhà Minh nhòm ngó nhưng cha con Hồ Quý Ly đã không hoàn thành trách nhiệm với đất nước.

Ban đầu, Hồ Quý Ly cũng chọn những biện pháp ngoại giao và quân sự rất cứng rắn để bảo vệ chủ quyền. Tuy nhiên, khi rơi vào bước đường cùng thì cha con Hồ Quý Ly lại không thể hiện được ý chí của những người yêu nước thật sự.

Đầu năm 1407, quân nhà Minh tràn xuống chiếm Thăng Long. Quân Đại Ngu lại một lần nữa rút lui xuống miền hạ lưu sông Hồng. Và sau một vài trận phản công thất bại, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đem theo các thuộc hạ chạy ra biển rồi vào Thanh Hóa tháng 4. Đến Lỗi Giang (Mã Giang) quân Minh đuổi kịp, quân Hồ Quý Ly lại một phen tan tác. Tướng Ngụy Thức thấy thế nguy cấp, bèn tâu: "Nước đã mất, làm ông vua không nên để cho người ta bắt được, xin Bệ hạ tự đốt đi mà chết còn hơn".

Lời nói của Thức không hề phạm thượng mà thực ra rất đúng trong bối cảnh đó. Trong lịch sử nước ta trước thời Hồ Quý Ly, hầu như không có vua nào chịu nhục để giặc bắt. Tương truyền khi An Dương Vương thua Triệu Đà thì thì An Dương Vương cũng tự vẫn. Khi Hai Bà Trưng bị quân Mã Viện vây ở Cấm Khê thì tương truyền cũng tự vẫn để bảo toàn khí tiết. Triệu Việt Vương bị quân Lý Phật Tử đánh úp cũng tự vẫn tại sông Đáy...

Với tư thế của một người từng làm tướng rồi lại làm vua, thái thượng hoàng thì đáng ra Hồ Quý Ly dù chưa tự sát ngay thì cũng phải tính đến phương án bảo toàn khí tiết nếu chẳng may hết đường. Chẳng dè, Hồ Quý Ly lại nổi giận, bắt Ngụy Thức chém rồi chạy vào Nghệ An. Rốt cuộc đến tháng 6 (1407), đến Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cha con, ông cháu nhà Hồ Quý Ly đều bị bắt.

Ngay cả thời điểm đó, vẫn có cách giữ khí tiết, vấn đề chỉ có dám hay không. Đại Việt sử ký toàn thư còn chép: “Hành khiển tham tri chính sự Ngô Miễn, trực trưởng Kiều Biểu nhảy xuống nước chết. Khi Miễn chết, vợ là Nguyễn thị ngửa mặt lên trời than rằng: "Chồng ta thờ chúa, một đời ăn lộc, ngày nay giữ tiết nghĩa mà chết, thế là chết xứng đáng, còn oán hận gì nữ? Nếu thiếp muốn sống cho qua ngày, chẳng lẽ lại không còn chỗ đến nữa hay sao? Nhưng đạo chồng, ơn vua, một chốc mà phụ bạc thì thiếp không nỡ nào! Chi bằng, xin theo nhau!". Như vậy xem ra thì Hồ Quý Ly còn không có gan như người phụ nữ là vợ của Ngô Miễn.

Cùng giai đoạn, hoàn cảnh đó, vua Trùng Quang thời Hậu Trần lại có cách xử trí anh hùng hơn Hồ Quý Ly nhiều. Khâm Định Việt sử thông giám cương mục chép tướng Minh là Trương Phụ sau bắt được Đế Quý Khoáng (tức vua Trùng Quang) và Đặng Dung, Nguyễn Súy, bèn dẫn quân về thành Đông Quan, sai người đưa vua tôi Quý Khoáng sang Yên Kinh. Khi đi đến giữa đường, Đế Quý Khoáng nhảy xuống sông chết; Dung nhảy theo. Duy còn Súy bị người lính canh bắt giữ lại, Sùy bèn ngày ngày cùng người lính canh đánh cờ, dần dà làm thân, sau lấy bàn cờ đánh chết người canh, rồi cũng nhảy xuống sông chết. Trước đó, Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) còn anh hùng hơn. Khi bị Trương Phụ bắt, Cảnh Dị mắng chửi Phụ rằng: "Chính ta muốn giết mày, bây giờ lại bị mày bắt!". Mắng chửi mãi không ngớt mồm, Phụ đem giết đi, lấy gan ăn.

Anh hùng hay gian hùng thì khi rơi vào đường cùng cũng không nên để mất chữ hùng của mình. Hồ Quý Ly cuối đời không giữ được chữ hùng thì kể cũng tiếc lắm thay.

Anh Tú

Các kỳ trước

Kỳ 1: Cha ông ta từng chỉ huy liên quân Đông Nam Á chống lại phương Bắc

Kỳ 2: Đinh Tiên Hoàng tự coi là cửa trên khiến phương Bắc bực dọc

Kỳ 3: Sứ giả phương Bắc bị hù dọa không dám bước chân vào nước ta

Kỳ 4: Vua Tống chém tướng kiếm chuyện ngoài biên giới để làm vui lòng Đại Việt

Kỳ 5: Vua Tống sợ trái ý Ngọa Triều nhà Lê​

Kỳ 6: Đại Việt tặng ngựa, nhà Tống thất kinh​

Kỳ 7: Hai nhà sư Việt bẻ gãy dã tâm của phương Bắc​

Kỳ 8: Chính sách gả công chúa để phá âm mưu của phương Bắc

Kỳ 9: Khi nhà Tống lấn đất, ông cha ta sẵn sàng tuốt gươm

Kỳ 10: Trước Lý Thường Kiệt, quân ta nhiều lần Bắc phạt sang đất Tống​

Kỳ 11: Chư hầu của Đại Việt uy hiếp nhà Tống, vua Lý toan động binh​

Kỳ 12: Lý Thường Kiệt dùng vũ lực lấy lại đất yết hầu vùng biên trong tay quân Tống​

Kỳ 13: Sợ Lý Thường Kiệt bắc phạt lần 2, vua Tống tính cắt đất​

Kỳ 14: Bị áp lực từ biên giới, vua Tống phải nghiến răng trả đất​

Kỳ 15: Lý Thường Kiệt dùng tù binh mở cho vua Tống con đường thể diện

Kỳ 16: Muốn nhà Tống trả đất, không thể dùng lý lẽ suông​

Kỳ 17: Nhà Trần dẫn quân Bắc phạt, vua Tống vừa sợ vừa mừng​

Kỳ 18: Nhà Trần 4 lần trói sứ giả Mông Cổ vì tội uốn lưỡi cú diều

Kỳ 19: Đại Việt Nguyên Mông thông hiếu, nhà Tống sợ hãi cầu thân

Kỳ 20: Nhà Trần dùng kế trừng trị các quan Đạt lỗ hoa xích​

Kỳ 21: Ba đời vua Trần và 12 lần cự tuyệt nhà Nguyên​

Kỳ 22: Nhà Trần kiên quyết không làm lính đánh thuê cho Nguyên Mông​

Kỳ 23: Nhà Nguyên đòi vũ khí tối thượng, vua Trần từ chối​

Kỳ 24: Căng thẳng đấu tranh trong lễ nghi triều kiến giữa nhà Trần và Nguyên Mông

Kỳ 25: Tranh cãi về chữ tín trong việc xử tù binh nhà Nguyên​

Kỳ 26: Trò hề của sứ Nguyên sau khi thua trận​

Kỳ 27: Nhà Trần tung tình báo, sẵn sàng phương án đánh sang đất Nguyên​

Kỳ 28: Nhà Trần mang 3 vạn quân đánh sang đất Nguyên, bắt hai ngàn tù binh​

Kỳ 29: Dùng áp lực quân sự ép nhà Nguyên trong cơn nguy loạn​

Kỳ 30: Sứ giả nước ta cư xử đàng hoàng hơn sứ giả phương Bắc​

Kỳ 31: Về chuyện Hậu duệ vua Trần xưng làm hoàng đế Đại Hán​

Kỳ 32: Trung Nguyên chiến loạn khốc liệt, nhà Trần cử người sang xem​

Kỳ 33: Đến lượt nhà Minh đòi lính đánh thuê, nhà Trần từ chối

Kỳ 34: Hồ Quý Ly và 2 lần diễn kịch hòng che mắt nhà Minh​

Kỳ 35: Hồ Quý Ly và mưu kế dùng độc trị độc với nhà Minh​

Kỳ 36: Hồ Quý Ly xử lăng trì vua bù nhìn do nhà Minh dựng​

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hồ Quý Ly đường cùng không giữ khí tiết là điều đáng thẹn