Hội quán ở Đồng Tháp hiện nay phát triển rất mạnh. Ngoài việc giúp nông dân chuyển đổi sản xuất từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp xanh hiện đại, nó còn giúp nông dân đẩy mạnh chuyển đổi số.

Hội quán ở Đồng Tháp giúp nông dân chuyển đổi số

Văn Kim Khanh | 19/11/2023, 22:55

Hội quán ở Đồng Tháp hiện nay phát triển rất mạnh. Ngoài việc giúp nông dân chuyển đổi sản xuất từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp xanh hiện đại, nó còn giúp nông dân đẩy mạnh chuyển đổi số.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết: “Đồng Tháp là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, Đồng Tháp tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, gia tăng giá trị, hiệu quả bền vững và thân thiện với môi trường…”.

ct-pham-thien-nghia.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa phát biểu về hội quán ở tỉnh này - Ảnh: N.V.D

Cũng theo ông Phạm Thiện Nghĩa, để làm được điều đó, Đồng Tháp xác định quan trọng nhất phải thay đổi nhận thức của người dân. Các hội quán ở Đồng Tháp đã đóng góp tích cực trong việc chuyển đổi nhận thức, đổi mới tư duy của người nông dân và từng bước chuyển đổi số. Điều quan trọng thôi thúc nông dân tham gia hội quán là quyền lợi thiết thực của người nông dân được khơi dậy.

Từ hội quán, người nông dân được tập thể hỗ trợ thông tin, tổ chức sản xuất, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Những thành viên hội quán tham gia chuyển đổi nông nghiệp xanh, hiện đại, bền vững tạo bứt phá kinh tế của địa phương.

hq-2.jpg
Rất đa dạng sản phẩm hội từ hội quán - Ảnh: Văn Kim Khanh

Ông Nguyễn Thành Thửa, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Thanh Bình cho biết: “Hội quán là nơi tập hợp những nông dân địa phương có thể cùng ngành nghề hoặc có cùng những nghề nghiệp khác. Mục đích là tập hợp, hỗ trợ, tạo ra sự tương hỗ trong trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Các thành viên tích cực tham gia mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất theo hướng mới. Hội quán kết nối doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ, hợp tác sản xuất theo hướng nông sản sạch, chất lượng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP đủ tiêu chuẩn vào các siêu thị và hướng đến xuất khẩu. Có thể nói hội quán ở Đồng Tháp là cơ sở để phát triển kinh tế nông nghiệp xanh và giúp nông dân chuyển đổi số".

hq-7.jpg
Sản phẩm từ con ốc bưu "ngủ đông" - Ảnh: Văn Kim Khanh

Theo ông Nguyễn Thành Thửa, từ hội quán, người nông dân sẽ được tiếp cận với những thông tin khoa học kỹ thuật nông nghiệp qua những cuộc hội họp phổ biến kinh nghiệm. Những thông tin hữu ích được chuyển tải qua internet và các mạng xã hội. Thông tin từ đây lan tỏa đến từng thành viên rất nhanh. Có đến 90 thành viên của hội quán sử dụng mang xã hội, internet và zalo, Facebook… Vì vậy thông tin cần thiết truyền thông đến các thành viên rất nhanh. Khi cần thông tin những vấn đề có tính thời sự thì hội quán cơ sở sẽ triệu tập các thành viên hội họp.

hq-3.jpg
Phần chấm điểm thi các gian hàng của hội quán - Ảnh: Văn Kim Khanh

Ông Lê Thành Công, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTQ) Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, Trưởng ban tổ chức “Ngày hội Hội quán” cho biết: “Mô hình Hội quán ra đời đã phát huy tối đa hiệu quả tập hợp bà con nông dân, ngồi lại với nhau để cùng thay đổi tư duy, thay đổi cách làm ăn. Từ sản xuất manh mún nhỏ lẻ nông dân chuyển sang hợp tác cùng nhau và liên kết với doanh nghiệp để hình thành vùng sản xuất quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng giá trị trên đơn vị diện tích. Từ đây nông dân phát triển mạnh mô hình kinh tế tuần hoàn, gắn kết với phong trào khởi nghiệp, tạo ra sản phẩm nông nghiệp đa giá trị, góp phần cải thiện đời sống nhân dân và thay đổi bộ mặt nông thôn. Quan trọng nhất là từ hội quán người nông dân làm quen với chuyển đổi số".

hq-8.jpg
Giới thiệu những sản phẩm của hội quán với khách hàng - Ảnh: Văn Kim Khanh

Theo ông Lê Thành Công, hội quán phát triển mạnh mô hình kinh tế tuần hoàn, gắn kết với phong trào khởi nghiệp, tạo ra sản phẩm nông nghiệp đa giá trị, góp phần cải thiện đời sống nhân dân và thay đổi bộ mặt nông thôn.

Trong thời gian tới, Đồng Tháp khuyến khích mô hình hội quán thực sự phát triển bền vững, theo đúng nghĩa là một tổ chức xã hội của người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho rằng cần thống nhất quan điểm: "Người dân tự thành lập các hội quán, chính quyền là cầu nối để các hội quán tiếp xúc với chuyên gia để được tư vấn về kỹ thuật, quản trị sản xuất, phát triển cộng đồng hoặc liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản xuất chứ không nghĩ thay, làm thay hay chỉ đạo hoạt động của các hội quán".

bt-le-minh-hoan.jpg
Bộ trưởng NN_PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi tọa đàm 19.11 ở Đồng Tháp - Ảnh: N.V.D

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định: “Hội quán là một thiết chế cộng đồng, từ chính sự hài hòa, gần gũi nhau, chia sẻ với nhau, hiểu được giá trị cộng đồng, tư duy cộng đồng, sức mạnh giúp nhà nông tốt hơn”.

Cũng theo Bộ trưởngBộ NN-PTNT hội quán được đông đảo người dân ủng hộ, tự nguyện tham gia, phát huy tốt vai trò là trung tâm kết nối cộng đồng, góp phần từng bước chuyển dần tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp và hướng đến xây dựng giá trị thương hiệu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khánh thành và khai thác cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Diễn Châu – Bãi Vọt
Chiều 28.4, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND các tỉnh Ninh Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hội quán ở Đồng Tháp giúp nông dân chuyển đổi số